Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Văn hóa dân tộc Mạ

Dân tộc mạ là những người dân bản địa sống ở Tây Nguyên từ lâu đời. Văn hóa của họ được hình thành và mô tả qua các sử thi, truyền thuyết rất sống động.

Trang phục dân tộc Mạ

PHỤ NỮ MẶC VÁY QUẤN DÀI QUÁ BẮP CHÂN, ÁO CHUI ĐẦU VỪA SÁT THÂN DÀI TỚI THẮT LƯNG, KÍN TÀ. NAM ĐÓNG KHỐ, ÁO HỞ TÀ, VẠT SAU DÀI HƠN VẠT TRƯỚC. MÙA LẠNH, NGƯỜI GIÀ THƯỜNG KHOÁC THÊM TẤM MỀN. NGƯỜI MẠ CÓ TẬP QUÁN CÀ RĂNG, CĂNG TAI, PHỤ NỮ THÍCH ĐEO CHUỖI HẠT CƯỜM NHIỀU MÀU SẮC. THANH NIÊN MANG NHIỀU VÒNG ĐỒNG Ở CỔ TAY CÓ NGẤN KHẮC CHÌM NHƯ LÀ KÍ HIỆU CỦA CÁC LỄ HIẾN SINH TẾ THẦN LINH, CẦU MÁT CHO CHÍNH MÌNH.

Quan hệ trong làng

Mỗi làng sẽ có một chủ làng đứng đầu. Chủ làng sẽ lo nhiệm vụ cúng tế, thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Quan hệ gia đình được coi trọng ở dân tộc Mạ. Một gia đình lớn sẽ sinh sống cùng nhau với một người chủ gia đình (thường là người lớn tuổi nhất). Người chủ gia đình sẽ có quyền điều hành mọi hoạt động và phân công công việc trong gia đình.
Người dân tộc Mạ hòa thuận cùng nhau
Người dân tộc Mạ hòa thuận cùng nhau

Cưới hỏi

Quyền chủ động hôn nhân do bên nhà trai, nhưng sau lễ cưới nếu nhà trai nộp đủ sính lễ thì đôi vợ chồng chỉ ở lại nhà gái 8 ngày, còn không, chàng trai phải ở rể đến khi nộp đủ mới được đưa vợ về ở nhà mình.

Sinh đẻ

Khi sinh con trai, nhau của đứa trẻ đựng trong vỏ trái bầu khô chôn trước nhà, nếu sinh con gái nhau chôn sau nhà. Sang ngày thứ 8, người mẹ bồng con ra sân tắm nắng ; nếu con trai phải mang theo xà gạt, nỏ, dao vót nan ; nếu con gái mang theo gùi, rìu chẻ củi, túi đựng cơm và dụng cụ dệt vải. Đứa bé mới ra đời thường đặt tên theo ông bà đã mất. Con trai đặt tên theo vần của chú, bác, cậu. Con gái theo vần của dì, cô.

Ma chay

Quan tài là một cây gỗ bổ đôi, khoét rỗng. Cách trang trí vừa mang dáng dấp một ngôi nhà dài, vừa thể hiện hình con trâu được cách điệu hóa. Người chết được chia một số tài sản sang thế giới bên kia như xà gạc, rìu, ché, váy áo chôn cùng huyệt hoặc bỏ rải rác xung quanh mộ. Sau lễ mai táng thì bỏ mả và tang chủ phải kiêng 7 ngày không được vào rừng hoặc lên rẫy.

Thờ cúng

Người Mạ tin có Thần (Yang). Họ thờ cúng nhiều Yang như Yang Hiu (Thần Nhà), Yang Koi (Thần Lúa), Yang Bơnơm (Thần Núi). Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy.
Phong tục rót rượu cần mời khách vào nhà
Phong tục rót rượu cần mời khách vào nhà

Học hành

Người Mạ không có chữ viết, nền văn hóa dân gian Mạ vẫn sống bằng lối sống nghìn xưa – thuộc lòng và truyền miệng.

Văn nghệ

Vốn văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú gồm nhiều truyền thuyết, truyện cổ và những bài dân ca trữ tình gọi là tam bớt. Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hòa tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Con trai Mạ thường thổi khèn bầu, sáo trúc, tù và bằng sừng trâu.
Đánh cồng chiêng dân tộc Mạ
Đánh cồng chiêng dân tộc Mạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét