Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Di Chỉ Óc Eo An Giang – Bức tranh khảo cổ toàn cảnh dấu ấn người xưa

Di chỉ Óc Eo An Giang nằm ở núi Ba Thê, Thoại Sơn. Di chỉ cổ này có gần 2000 năm tuổi bắt đầu từ thế kỷ thứ 1, định hình phát triển thời kỳ đồ sắt ở Việt Nam. Vết tích khảo cổ này được tìm thấy năm 1944, mang ý nghĩa lịch sử rất cao ở Nam bộ và cả Việt Nam.

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ Việt Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại

Wikipedia

Cái tên gọi Óc Eo bắt nguồn tự việc các hiện vật được tìm thấy tại thị trấn Óc Eo.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nền văn hóa Óc Eo trên Wikipedia (Bài viết của chúng tôi chỉ đưa ra thông tin về di chỉ tại Óc Eo An Giang).

Các hiện vật cổ của di chỉ Óc Eo An Giang
Các hiện vật cổ của di chỉ Óc Eo An Giang

Khái quát về khu Di Chỉ Óc Eo An Giang

Năm 1879, bác sĩ A.Corre đã phát hiện một số cổ vật có giá trị lịch sử cao thể hiện nét văn hóa Óc Eo.

Năm 1937, L.Malleret đã bắt đầu mở cuộc khảo sát và nghiên cứu các cổ vật xung quanh vùng núi Ba Thê.

Năm 1944, L.Malleret lúc ấy đang là quản thư viện bảo tàng Sài Gòn đã khai quật dấu tíchchính thức phát hiện ra di chỉ cổ Óc Eo (Nguồn từ Địa chí An Giang - Tập 2). Phát hiện này đã làm chấn động ngành khảo cổ lúc bấy giờ. Một nền văn hóa mới từ khoảng thứ kỷ thứ 1 được phát hiện ngay tại An Giang.

Kiến trúc của di chỉ Óc Eo còn sót lại tại An Giang
Kiến trúc của di chỉ Óc Eo còn sót lại tại An Giang

Diện tích: 433,2 ha.

  • Khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9ha.
  • Khu vực cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3ha.

Giai đoạn lịch sử: Đánh dấu giai đoạn thời kỳ đồ sắt Việt Nam từ Thế kỷ thứ 1 - Thế kỷ thứ 7, kiến trúc và vật dụng để lại của vương quốc Phù Nam xưa.

Nguồn gốc: Đây từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam, một trong những vương quốc hùng mạnh thời bấy giờ.

Xuất hiện từ thế kỷ 12 TCN, phù nam là quốc gia kéo dài vùng nam trung bộ việt nam, phía tây thái lan, phía nam mã lai (Vùng hạ lưu sông mekong)

Wikipedia

Đường đi Di tích Óc Eo An Giang

Nằm gần trung tâm thị trấn Óc Eo, cách trung tâm Long Xuyên khoảng 35km, cách TP Hồ Chí Minh hơn 220km, cách TP Cần Thơ gần 100km. Di tích Óc Eo hiện đang nằm gần Nam Linh Sơn tự. Bạn có thể kết hợp tham quan ngôi chùa này cùng di tích bên trong.

Linh Sơn Cổ Tự An Giang
Linh Sơn Cổ Tự An Giang

Địa chỉ: Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang, Việt Nam

Google Maps: https://goo.gl/maps/N47AcsSY4GQNqQnTA



Di tích Óc Eo có gì?

Bên trong nơi tham quan di tích Óc Eo là các tháp cổ, các kết cấu đá thể hiện 1 vài kiến trúc cũ ở Óc Eo xưa. Và thật sự nó chỉ còn lại bao nhiêu đó. Bên trong không quá nhiều các hiện vật cổ, nó đã được di dời đến bảo tàng.

Cổng nhà trưng bày văn hóa Óc Eo
Cổng nhà trưng bày văn hóa Óc Eo

Hiện vật kiến trúc Éo Eo:


Hiện vật trang sức Óc Eo:


Bảo vật Óc Eo Việt Nam được trưng bài tại bảo tàng Sài Gòn sau cuộc khai quật:


Ba khu vực chính phân bổ các kiến trúc di chỉ cổ Óc Eo:

  1. Nam Linh Sơn tự: Chùa xếp hạng di tích quốc gia năm 1988. Ngôi chùa xây nền móng di tích cũ và giữ nhiều hiện vật giá trị: tượng thần Vishnu, hai bia đá và một số hiện vật cổ khác.
  2. Gò Út Trạch: Nơi đây có tổng thể kiến trúc tôn giáo xưa, được xây dựng nền đất khoảng 500m2.
  3. Gò Cây Trôm: Một số hiện vật, kiến trúc cổ từng được tìm thấy tại nơi này.

Ngoài ra di tích còn khá nhiều ngôi mộ khác nhau nằm rải rác xung quanh núi Ba Thê, các khu vực gò khác nhau. Tuy vậy, một số ngôi mộ đã bị thời gian phá hủy.

Bạn có thể tham quan ngôi chùa khá đẹp gần đó: Chùa Ba Thê An Giang.

https://ift.tt/3vOns7N #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây