Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Quán cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ | 5000 cổ vật | 3000 chén dĩa ốp tường

Quán cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ và là quán cafe vừa là tiệm trưng bày đồ cổ hấp dẫn. Bên trong quán ước tính gần 5000 cổ vật khác nhau và có gần 3000 bộ chén dĩa được ốp trên tường trừ trong ra ngoài. Đến quán cà phê vừa thưởng ngoạn những vật dụng cổ mang trong mình dấu tích xưa, vừa hồi tưởng những lịch sử của Việt Nam. Không gian quán cũng khá yên tĩnh với wifi và ổ điện đầy đủ cho những ai thích làm việc, học tập.

Cổ Ngoạn Cà Phê
Cổ Ngoạn Cà Phê

Quán cafe Cổ Ngoạn Cần Thơ có gì đặc biệt

Quán cafe phê Cổ Ngoạn là một nơi lưu giữ dấu ấn thời gian thú vị của Cần Thơ. Chủ quán là một người đâm mê sưu tầm đồ cổ. Ông đã cho dựng nên một không gian chất. Chủ quan muốn rằng:

Hơn cả một giá trị tinh thần.

Chủ quán Phạm Văn Hai

https://www.youtube.com/watch?v=u-FzgsJZokw
Video quán cà phê Cổ Ngoạn

Quán cà phê dành cho người mê đồ cổ

Quán có khoảng 5000 cổ vật xưa, 3000 chén dĩa ốp trên mặt tường. Mỗi chén dĩa đều có họa tiết, bút văn và năm ra đời. Nhiều món đồ cổ có niên đại từ thời Óc Eo đến những món cổ vật 50-100 năm tuổi. Điều thú vị là không phải cổ vật nào cũng cất sâu bên trong tủ kính. Nhiều món cổ vật được trưng bày ở bên ngoài để khách sờ và chạm được.

Bảng chữ Hán có đóng mộc được treo trên tường
Bảng chữ Hán có đóng mộc được treo trên tường

Trong quán có cổ vật Động Thủy Liêm từng được UNESCO Việt Nam đưa vào triển lãm cổ vật ở Huế năm 2009

Để khách cảm nhận được thì phải cho họ sờ và xem tận tay. Mình đã muốn truyền bá văn hóa, lịch sử thì không thể giữ khư khư tất cả được. Tôi chấp nhận không bắt đền khách nếu có sự cố bể, hư.

Chủ quán cafe Cổ Ngoạn nói.

Những món đồ cổ ở đây không chỉ là những chén dĩa gốm, bình hoa, ấm trà mà còn khá nhiều vật dụng từng là quen thuộc với ký ức của thế hệ xưa. Bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều đĩa hát cổ xưa, lư hương đồng, những bình nước đi rừng mà bộ đội thường mang theo. Hay cả những thanh kiếm cổ xưa độc đáo.

Bộ chén dĩa cổ
Bộ chén dĩa cổ

Một không gian đưa ta đi qua nhiều thời đại với nhiều món đồ hoài cổ từng rất nổi tiếng. Từng mảnh ghép lich sử được tái hiện khá tuyệt vời ở một quán cafe.

Bàn ủi nhiệt cổ ngày xưa
Bàn ủi nhiệt cổ ngày xưa

Không gian yên tĩnh cho công việc

Diện tích Cổ Ngoạn cà phê: 280m2. Quán có 2 tầng và một không gian bên ngoài trước quán để vừa uống cà phê vừa ngắm đường phố.

Cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Không gian tầng dưới ở quán cafe Cổ Ngoạn khá sáng với gạch bông nền trắng và đèn vàng. Xung quanh nhiều món đồ cổ được trưng bày trong tủ kính. Bàn ghế chất liệu gỗ và có đệm sofa lót. Bên phải tường được ốp các bình gốm cỡ trung, trái là những tủ trưng bày các đồ vật cổ khác nhau. Ở giữa là 1 tủ gỗ xưa với máy hát Aka và máy Sony kiểu cũ.

Không gian bên trong Cổ Ngoạn cà phê Cần Thơ
Không gian bên trong Cổ Ngoạn cà phê Cần Thơ

Tầng trên chia 2 khu vực. Lối đi lên cầu thang có trưng bày khá nhiều đèn dầu kiểu cổ trên trần nhà.

Hàng trăm cây dèn dầu được treo trên trần nhà ở Cà Phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Hàng trăm cây dèn dầu được treo trên trần nhà ở Cà Phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Khu vực riêng bên trong có phần riêng tư hơn. Trên tường đính vào các loại tivi xưa và cả những bàn tính tiền cổ. Nó nằm khá chuẩn trên nền tường vàng.

Không gian lạ lẫm với tivi, đèn cổ và cả bàn tính tiền cổ ốp lên tường
Không gian lạ lẫm với tivi, đèn cổ và cả bàn tính tiền cổ ốp lên tường

Đi thẳng vào bên trong có trưng bày nhiều loại bình nước xưa của bộ đội, 1 vài loại thuốc thông dụng, bình gốm cổ.

Bức tranh hưu khảm xà cừ trên gỗ ngày xưa
Bức tranh hưu khảm xà cừ trên gỗ ngày xưa

Bên ngoài có tầng nối với lan can nhìn ra khá thoáng. Xung quanh trưng bày khá nhiều vật dụng như các bình đựng tiền cổ, tủ đựng đèn dầu xưa, các máy hát cũ, bàn ủi than kiểu cổ,...

Một góc trưng bày cổ vật ở cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Một góc trưng bày cổ vật ở cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Tại sao quán có tên là Cổ Ngoạn

Cổ Ngoạn là cách gọi hoa mỹ hơn của thú chơi đồ cổ. Anh Phạm Văn Hai - chủ quán là một người mê chơi đồ cổ. Từ lúc tham quan các quán cafe cổ ở nhiều nơi anh bắt đầu đầu tư cho mình một quán cafe đồ cổ riêng mình. Nó vừa thỏa mãn đam mê sưu tầm đồ cổ, vừa truyền bá nét văn hóa đẹp, những món đồ mang đậm nét lịch sử của Việt Nam đến mọi người. Đặc biệt nhiều món đồ cổ mà anh Hai sưu tầm mang khá đậm nét cổ của miền Tây trước đây.

Nghệ sĩ đến mừng khai trương quán cà phê Cổ Ngoạn
Nghệ sĩ đến mừng khai trương quán cà phê Cổ Ngoạn

Đường đi đến quán cà phê Cổ Ngoạn

Quán cà phê Cổ Ngoạn nằm ở trong 1 khu dân cư đối diện bệnh viện Nhi Cần Thơ. Quán nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Bạn đi thẳng đến bv Nhi Đồng, quẹo phải vào khu dân cư Mặt Trời Đỏ, con đường ven sông (Không thể bọc phải qua dưới cầu vì đường dưới cầu đã bị chặn kín).

Cà Phê Cổ Ngoạn nhìn từ trên cao Flycam
Cà Phê Cổ Ngoạn nhìn từ trên cao Flycam

Giờ mở cửa: 6h00 - 22h00.

Số điện thoại: +84997307979

Địa chỉ: Xuân Hồng, P. Long Tuyền, Q. Bình Thủy, Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/2eBKfdyg86oHjPTG6



Menu cà phê Cổ Ngoạn

Thức uống ở Cổ Ngoạn cà phê có khá đầy đủ các món nước cơ bản. Mức giá khá bình dân từ 15.000đ - 30.000đ phần nước.

Cà phê và trà

  • Cà phê nóng: 15.000đ.
  • Cà phê đá: 20.000đ.
  • Bạc xĩu đá: 20.000đ.
  • Capuccino: 20.000đ.
  • Cà phê cốt dừa: 25.000đ.
  • Cà phê sữa: 25.000đ.
  • Cacao sữa: 20.000đ
  • Lipton đá: 15.000đ.
  • Lipton sữa: 20.000đ.
  • Trà sữa: 20.000đ.

Sữa chua

  • Sữa chua đá: 20.000đ.
  • Sữa chua cà phê: 25.000đ.
  • Sữa c hua trái cây: 28.000đ.
  • Việt quốc: 28.000đ.

Sinh tố

  • Sinh tố dâu: 30.000đ.
  • Sinh tố bơ: 30.000đ.
  • Sin tố chanh leo: 30.000đ.
  • Sinh tố mãng cầu: 30.000đ.
  • Sinh tố sapo: 30.000đ.
  • Sinh tố chanh tuyết: 30.000đ.

Nước ngọt

  • Nước ngọt cocacola, pepsi, sting, 7up, mirinda, twister: 15.000đ.
  • Trà ô long Tea: 15.000đ
  • Nước suối: 15.000đ.
  • Redbull: 20.000đ.

Đá xay quán cà phê Cổ Ngoạn

  • Cà phê đá xay: 25.000đ.
  • Matcha đá xay: 25.000đ.
  • Cookie đá xay: 25.000đ
  • Matcha cookie đá xay: 25.000đ.

Soda

  • Soda bạc hà: 25.000đ.
  • Soda chanh dây: 25.000đ.
  • Soda việt quốc: 25.000đ

Trà quán cà phê Cổ Ngoạn

  • Trà đào: 27.000đ
  • Trà đào cam sả: 30.000đ.
  • Trà quất sả bạc hà: 27.000đ.

Macchiatio quán cà phê Cổ Ngoạn

  • Macchiatio hồng trà: 25.000đ.
  • Macchiatio matcha: 25.000đ.
  • Macciatio việt quốc: 25.000đ.

Nước uống khác ở quán cà phê Cổ Ngoạn

  • Chanh dây: 25.000đ.
  • Dừa tươi:; 17.000đ.
  • Đá me: 17.000đ.
  • Dá dâu: 17.000đ.
  • Nước ép thơm: 25.000đ.
  • Cam vắt: 25.000đ.

Menu cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Menu cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Đánh giá của khách du lịch về quán cà phê Cổ Ngoạn

Bạn Duy Quốc đánh giá 5/5: "Nước chỗ này ngon. Giá >20k. Các bạn yên tâm nước ngon. Nước ngon và xứng đáng giá 25, 27k so với một số quán khác (những quán khác nước vừa không ngon, vừa ngồi vỉa hè mà giá cũng 30k). Trong khi quán này là cả tâm huyết, tài chính của chủ quán. Dù không là người am hiểu đồ cổ. Nhưng mong quán típ tục thành công."

Một góc không gian tầng lầu của cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Một góc không gian tầng lầu của cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Khách Trần Tấn Lai đánh giá 5/5: "Quán đẹp trang nhã, nét hoài cổ như tên của Quán ... Cô chủ dễ thương , luôn niềm nỡ với khách ..."

Đánh giá của khách hàng về quán cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ
Đánh giá của khách hàng về quán cà phê Cổ Ngoạn Cần Thơ

Hình ảnh cà phê Cổ Ngoạn

Tìm hiểu thêm những quán cà phê đẹp ở Cần Thơ:

https://ift.tt/2YS8oHk #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Cà Phê Cổ Ngạn Cần Thơ | Tiệm cafe đồ cổ với 3000 chén dĩa ốp tường và 5000 cổ vật từ thời kỳ Óc Eo


via IFTTT

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Danh sách các Trường Nghề, Cao đẳng và Đại học ở Cần Thơ

Danh sách các trường nghề, cao đẳng và đại học ở Cần Thơ bao gồm 7 trường đại học, 9 trường cao đẳng và 3 trường nghề. Bạn có thể click vào để xem thêm thông tin chi tiết của trường học đó. Chắc chắn bạn sẽ có những sự lựa chọn và đánh giá nhất định khi tìm 1 trường học cho mình. Trong đó có cả những trường học công lập và ngoài công lập.

Danh sách trường Đại học ở Cần Thơ

STT Mã Trường Tên Trường
1 TCT Đại học Cần Thơ
2 DTD Đại học Tây Đô
3 KCC Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
4 YCT Đại học Y Dược Cần Thơ
5 DNC Đại học Nam Cần Thơ
6 FPT Đại học FPT Cần Thơ
7 Đại học Tại chức Cần Thơ
Bảng danh sách trường Đại học ở Cần Thơ

Danh sách trường Cao đẳng tại Cần Thơ

STT Tên Trường
1 Cao đẳng Cần Thơ
2 Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
3 Cao đẳng Y tế Cần Thơ
4 Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại Cần Thơ
5 Cao đẳng nghề Cần Thơ
6 Trường cao đẳng An Ninh Mạng iSPACE
7 Trường Cao đẳng Đại Việt Cần Thơ
8 Trường Cao đẳng Cơ điện Và Nông nghiệp Nam Bộ
9 Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ
Bảng danh sách trường cao đẳng ở Cần Thơ

Danh sách trường nghề tại Cần Thơ

STT Tên Trường
1 Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
2 Trường Trung cấp Y Dược Mekong
3 Trường Trung Cấp Hồng Hà
Bảng danh sách trường nghề ở Cần Thơ

https://www.youtube.com/watch?v=OlZjYlM5NeY

Trường Đại học Cần Thơ vẫn được đánh giá là trường Công lập tốt nhất tại Cần Thơ và của cả miền Tây hiện nay. Tuy vậy FPT Cần Thơ cũng là 1 trường ngoài công lập khá nổi bật thời gian gần đây. Lợi thế của đại học FPT là các giáo viên đào tạo và chương trình dạy nổi bật. Trường có liên kết nhiều cơ sở để sinh viên thực tập và có nhiều cơ hội khi ra trường. Tuy vậy học phí trường khá là nặng so với các trường công lập khác.

Tuy vậy chúng ta cũng không thể không nhắc đến nhiều trường đại học khác ở khu vực Cần Thơ. Đôi khi trường học phù hợp và ngành học đúng với đam mê mới là điều quan trọng nhất.

https://ift.tt/2YNGE6o #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Cá tính uống trà của người miền Tây | Thưởng trà trong cái thân tình

Cá tính uống trà của người miền Tây khá đơn giản. Nó không có nhiều sự cầu kỳ trong cách uống và gần như những thế hệ trẻ cũng không tìm hiểu về cái chuyện uống trà. Tuy vậy khi tìm hiểu, tôi chợt nhận ra mình đã lầm. Người miền Tây có cái cá tính uống trà rất đặc trưng.

Tác và chén trà của người miền Tây thường để trên 1 khay trà nhiều lỗ
Tác và chén trà của người miền Tây thường để trên 1 khay trà nhiều lỗ

Người miền Tây thích uống cà phê đá hơn

Nguyên nhân việc người miền Tây ít uống trà cũng đơn giản. Khí hậu miền Tây đa phần nóng bức, không bị cái khí trời se lạnh như các tỉnh miền Bắc hay các tỉnh miền Trung khác. Ở miền Tây nhu cầu uống trà nóng để xua tan cái lạnh cho những ngày làm việc là gần như không có.

Nhu cầu giải khát cũng được lấp đầy bởi cà phê ở những tiệm cà phê mọc khắp mọi nơi ở các vùng miền Tây. Nó len lỏi từ những hàng quán nhỏ vùng nông thôn đến những quán cà phê thương hiệu lớn. Và còn dễ hiểu hơn khi kêu 1 ly cafe, bạn luôn được tặng kèm 1 ly trà đá lạnh. Trà từ đó chỉ là món trà đá giải khát bình thường với nhịp sống ở miền Tây.

Vậy phải chăng phong cách uống trà của người miền Tây là uống trà đá? Không hẳn là vậy, ở đâu đó ở những vùng miệt vườn, những thế hệ cha chú của tôi thỉnh thoảng vẫn pha những ấm trà nóng bừng. Họ uống trà khi có một ngày vui vẻ đặc biệt hay có những vị khách đến thăm nhà. Pha trà mới khách để nói lên sự niềm nở của một người chủ nhà.

Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà
Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà

Ký ức về cá tính uống trà của miền Tây quê tôi

Hồi nhỏ cứ hay theo ông nội, ngồi kế ông cùng mấy ông chú ông bác. Mẹ nấu sẵn một ấm nước bằng củi cái ấm đen thui thùi lùi, rồi mẹ đổ vào bình thuỷ đem ra cho ông pha trà. Thích nhất là lúc đó đó, ngồi xuống nghe nội cùng mấy ông nói về chuyện này chuyện kia. Có chuyện hiểu, có chuyện không, nhưng chú ý lắng nghe thiếu điều không bỏ sót từ nào. Thời đó mấy ông như là bách khoa toàn thư vậy đó nguồn thông tin của mấy ông phong phú mà lại rất hay nữa. Ngoài mấy cái hay ho nghiêm túc mấy ông còn kể chuyện này chuyện kia rất lôi cuốn, rất là thích luôn…

Thích cái khoảng kể chuyện rừng U Minh, hồi đó cá mắm dữ lắm luôn. Đặt cái lộp có chút xíu mà cá lóc cá rô rồi cá trên kín mít cái lộp không có trút ra được luôn. Rồi nào là rùa mà lấy bao đựng mỗi lần đi đổ lộp đổ lú là nó va vào nhau kêu cóp cóp đã cái lỗ tai gì đâu hà! Rồi nó bò trên bờ nhiều dữ lắm, vô cái vườn nào bịt bịt vạch đám lá chuối hoặc cỏ khô là thấy một hai em rùa đang nằm rụt đầu trong đó.

Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà
Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà

Còn có cái nghề đặt trúm bắt lươn, hồi đó người ta đâu có dùng ống nhựa làm ống trúm đâu. Cha với ông nội làm ống trúm bằng cây tre, đem về cắt khúc tầm mét gì đó rồi đục phần lóng tre ở bên trong. Cái ống trúm nó nặng bà cố luôn, vát mà muốn gãy cái vai vậy. Chiều chiều là cha đi bắt ốc bươu vàng với năn bộp về làm mồi đặt lươn. Cái chiều tầm 4h hai cha con quải cái bao trúm đi đặt. Tui thì được phân công ngồi giữ chiếc xuồng ba lá cho nó đừng trôi với đi theo bầu bạn với cha. Mà trời ơi mấy cái ao, cái mương mà có lươn là nó có con vắt nó quơ quơ. Rồi nó bám dô người nó hút máu, mà đi mần đâu có hay, về tới nhà thấy mình mẩy chỗ nào có máu chảy là vạch ra. Tèn ơi ta nói con vắt nó tròn vo ú nu cưng gì đâu à….

Đặt xong thì chiều mấy ông gần nhà túm lại ngồi uống bình trà, bàn chuyện này chuyện kia… ngồi nói chuyện với nhau thấy vậy chứ loay hoay là 7h tối mấy ổng lại bắt đầu đi thăm, rồi sáng sớm thăm thêm lần nữa. Tới sáng là bắt đầu cũng ngồi nhâm nhi bình trà rồi khoe chiến tích đêm qua à. Coi coi ông nào đặt được nhiều ít bự nhỏ, ngồi uống hết bình này tới bình kia rồi nhà ai về nhà nấy, lại bắt đầu ngày mới, cuộc hành trình mới…

Nhìn lại những nét xưa của 1 vùng đất mũi huyền thoại: Hình ảnh Cà Mau xưa.

https://ift.tt/3b9UR2t #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Cần Thơ có bao nhiêu quận huyện | Chi tiết các đơn vị hành chính

Cần Thơ có bao nhiêu quận huyện khác nhau? Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ 4 ở Việt Nam. Nó có 9 đơn vị hành chính khác nhau. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu các thông tin về thành phố Cần Thơ. Và điểm qua sơ lược các đơn vị hành chính trong quận huyện của ở đây nhé!

Số lượng quận huyện tại thành phố Cần Thơ

Cần Thơ có 5 quận và 4 huyện với 83 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã (Tổng cục thống kê Việt Nam).

  1. Quận Bình Thủy.
  2. Quận Cái Răng.
  3. Quận Ninh Kiều.
  4. Quận Ô Môn.
  5. Quận Thốt Nốt.
  6. Huyện Cờ Đỏ.
  7. Huyện Phong Điền.
  8. Huyện Thới Lai.
  9. Huyện Vĩnh Thạnh.

Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Diện tích: 1.439km2. Dân số thành phố Cần Thơ là 1.282.300 người, đứng thứ 24 ở Việt Nam (Theo số liệu năm 2019). GRDP 2019 là 110.977 tỷ đồng.

Hiện nay Thành phố Cần Thơ giáp với 5 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang và Hậu Giang.

Quận Bình Thủy

Dân số: 140.007 người (Năm 2019). Diện tích: 69km2.

Thông tin về quận Bình Thủy Cần Thơ
Thông tin về quận Bình Thủy Cần Thơ

Quận Bình Thủy có 8 phường:

  1. An Thới.
  2. Bình Thủy (Trung tâm của quận).
  3. Bùi Hữu Nghĩa.
  4. Long Hòa.
  5. Long Tuyền.
  6. Thới An Đông.
  7. Trà An.
  8. Trà Nóc.

Những di tích được công nhận ở phường Bình Thủy:

Bình Thủy là nơi có sân bay lớn nhất ĐBSCL hiện nay (Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm trên địa bàn quận Bình Thủy).

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ
Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Quận Cái Răng

Dân số: 165.057 người (Năm 2019). Diện tích: 63km2.

Thông tin về quận Cái Răng Cần Thơ
Thông tin về quận Cái Răng Cần Thơ

Quận Cái Răng có 7 phường:

  1. Lê Bình.
  2. Hưng Phú.
  3. Hưng Thạnh.
  4. Ba Láng.
  5. Thường Thạnh.
  6. Phú Thứ.
  7. Tân Phú.

Nhắc đến Cái Răng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến: Chợ nổi Cái Răng. Một điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Cần Thơ.

https://www.youtube.com/watch?v=qRDtDUfDfdg

Quận Ninh Kiều

Dân số: 280.494 người (Năm 2019). Diện tích: 29,22 km2.

Thông tin về quận Ninh Kiều Cần Thơ
Thông tin về quận Ninh Kiều Cần Thơ

Quận Ninh Kiều có 11 phường:

  1. Cái Khế.
  2. An Hòa.
  3. Thới Bình.
  4. An Nghiệp.
  5. An Cư.
  6. Tân An.
  7. An Phú.
  8. Xuân Khánh.
  9. Hưng Lợi.
  10. An Khánh.
  11. An Bình.

Ninh Kiều là quân trung tâm của thành phố Cần Thơ.

Bến Ninh Kiều
Bến Ninh Kiều

Quận Ô Môn

Dân số: 160.350 người (Năm 2019). Diện tích: 125,4 km2.

Thông tin về quận Ô Môn Cần Thơ
Thông tin về quận Ô Môn Cần Thơ

Quận Ô Môn có 7 phường:

  1. Châu Văn Liêm.
  2. Thới Hòa.
  3. Thới Long.
  4. Long Hưng.
  5. Thới An.
  6. Phước Thới.
  7. Trường Lạc.

Một số di tích văn hóa - lịch sử ở Ô Môn:

Chùa Khmer Pothisomron lâu năm nhất ở Cần Thơ
Chùa Khmer Pothisomron lâu năm nhất ở Cần Thơ

Quận Thốt Nốt

Dân số: 155.360 người (Năm 2019). Diện tích: 171 km2.

Thông tin về quận Thốt Nốt Cần Thơ
Thông tin về quận Thốt Nốt Cần Thơ

Quận Thốt Nốt có 9 phường:

  1. Thốt Nốt.
  2. Thới Thuận.
  3. Thuận An.
  4. Tân Lộc.
  5. Trung Nhất.
  6. Thạnh Hòa.
  7. Trung Kiên.
  8. Tân Hưng.
  9. Thuận Hưng.

Huyện Cờ Đỏ

Dân số: 135.709 người (Năm 2019). Diện tích: 403 km2.

Thông tin về huyện Cờ Đỏ Cần Thơ
Thông tin về huyện Cờ Đỏ Cần Thơ

Huyện Cờ Đỏ có 9 xã và 1 thị trấn:

  1. Thị trấn Cờ Đỏ.
  2. Xã Trung An.
  3. Xã Trung Thạnh.
  4. Xã Thạnh Phú.
  5. Xã Trung Hưng.
  6. Xã Thới Hưng.
  7. Xã Đông Hiệp.
  8. Xã Đông Thắng.
  9. Xã Thới Đông.
  10. Xã Thới Xuân.

Huyện Phong Điền

Dân số: 123.126 người (Năm 2019). Diện tích: 119 km2.

Thông tin về huyện Phong Điền Cần Thơ
Thông tin về huyện Phong Điền Cần Thơ

Huyện Phong Điền có 1 thị trấn và 6 xã:

  1. Thị trấn Phong Điền.
  2. Xã Nhơn Ái.
  3. Xã Giai Xuân.
  4. Xã Tân Thới.
  5. Xã Trường Long.
  6. Xã Mỹ Khánh.
  7. Xã Nhơn Nghĩa.

Huyện Thới Lai

Dân số: 148.000 người (Năm 2019). Diện tích: 126,7 km2.

Thông tin về huyện Thới Lai Cần Thơ
Thông tin về huyện Thới Lai Cần Thơ

Huyện Thới Lai có 1 thị trấn và 12 xã:

  1. Thị trấn Thới Lai.
  2. Xã Thới Thạnh.
  3. Xã Tân Thạnh.
  4. Xã Xuân Thắng.
  5. Xã Đông Bình.
  6. Xã Đông Thuận.
  7. Xã Thới Tân.
  8. Xã Trường Thắng.
  9. Xã Định Môn.
  10. Xã Trường Thành.
  11. Xã Trường Xuân.
  12. Xã Trường Xuân A.
  13. Xã Trường Xuân B.

Huyện Vĩnh Thạnh

Dân số: 152.200 người (Năm 2019). Diện tích: 410 km2.

Thông tin về huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Thông tin về huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ

Huyện Vĩnh Thạnh có 2 thị trấn và 9 xã.

  1. Xã Vĩnh Bình.
  2. Thị trấn Thanh An.
  3. Thị trấn Vĩnh Thạnh.
  4. Xã Thạnh Mỹ.
  5. Xã Vĩnh Trinh.
  6. Xã Thạnh An.
  7. Xã Thạnh Tiến.
  8. Xã Thạnh Thắng.
  9. Xã Thạnh Lợi.
  10. Xã Thạnh Quới.
  11. Xã Thạnh Lộc.

Tài liệu tham khảo

Bài viết Cần Thơ có bao nhiêu quận huyện tham khảo thêm từ các tài liệu:

  • Số liệu dân số được lấy từ Tổng cục thống kê Việt.
  • Một số thông tin từ Wikipedia.

https://ift.tt/3anPBYE

https://ift.tt/2QBIO4F #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Điểm chuẩn Đại học Tiền Giang 2020 | Phương thức xét tuyển học bạ

Điểm chuẩn đại học Tiền Giang 2020 có thay đổi với hình thức xét tuyển học bạ THPT. Năm nay đại học Tiền Giang TGU có 3 ngành xét điểm chuẩn cao nhất với số điểm là 21. Trường cũng chỉ xét tuyển duy nhất 1 ngành cao đẳng là Giáo dục mầm non.

STT Tên Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn trúng tuyển
Trình độ đại học
1 Giáo dục tiểu học 7140202 A00; A01; D01; C00 21
2 Sư phạm Toán 7140209 A00; A01; D01; D90 21
3 Sư phạm Ngữ văn 7140217 C00; D01; D14; D78 21
4 Kế toán 7340301 A00; A01; D01; D90 18
5 Quản trị Kinh doanh 7340101 A00; A01; D01; D90 18
6 Tài chính ngân hàng 7340201 A00; A01; D01; D90 18
7 Kinh tế 7310101 A00; A01; D01; D90 18
8 Luật 7380101 A01; D01; C00; D66 18
9 Công nghệ Thực phẩm 7540101 A00; A01; B00; B08 18
10 Nuôi trồng thủy sản 7620301 A00; A01; B00; B08 18
11 Chăn nuôi 7620105 A00; A01; B00; B08 18
12 Công nghệ Sinh học 7420201 A00; A01; B00; B08 18
13 Bảo vệ thực vật 7620112 A00; A01; B00; B08 18
14 Công nghệ Thông tin 7480201 A00; A01;D07; D90 18
15 Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng 7510103 A00; A01;D07; D90 18
16 Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí 7510201 A00; A01;D07; D90 18
17 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 7510303 A00; A01;D07; D90 18
18 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 7510203 A00; A01;D07; D90 18
19 CNKT Điện tử - Tin học công nghiệp 7510300 A00; A01; B00; D07 18
20 Văn hóa học 7229040 C00; D01; D14; D78 18
21 Du lịch 7810101 C00; D01; D14; D78 18
Trình độ cao đẳng
22 Giáo dục Mầm non 51140201 M01; M00 18
Bảng điểm chuẩn đại học Tiền Giang 2020

Điểm trúng tuyển = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 (Làm tròn đến 2 chữ số thập phân) + điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.

Dành riêng các tân sinh viên đại học Tiền Giang 2020 cần phải biết: Quy định học tín chỉ đại học Tiền Giang.

Tham khảo thêm: Điểm chuẩn xét học bạ đại học Cần Thơ 2020.

https://ift.tt/2G9TJR9 #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Điểm chuẩn Đại học Trà Vinh 2020 chính xác | Xét tuyển học bạ

Điểm chuẩn Đại học Trà Vinh 2020 chính xác theo phương thức xét tuyển học bạ. Toàn bộ các mức điểm chuẩn đếu thống nhất. Vì năm nay có nhiều biến động nên đa phần điểm của Đại học Trà Vinh được xét linh động hơn.

Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:

  • Xét tuyển trình độ Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Tiếng Khmer: Học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.
  • Xét tuyển trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Đối với các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề: Các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

Đối với các ngành còn lại: Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại Trung bình trở lên.

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
1 5140201 CĐ Giáo dục mầm non M00, M01, M02 18
2 7140201 Giáo dục Mầm non M00, M01, M02 18
3 7140202 Giáo dục Tiểu học A00, A01, D84, D90 18
4 7140217 Sư phạm Ngữ văn C00, D14 18
5 7140226 Sư phạm Tiếng Khmer C00, D14, D15 18
6 7210201 Âm nhạc học N00 18
7 7210210 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống N00 18
8 7220106 Ngôn ngữ Khmer C00, D01, D14 18
9 7220112 Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam C00, D14 18
10 7220201 Ngôn ngữ Anh D01, D09, D14 18
11 7220203 Ngôn ngữ Pháp D03, D39, D64 18
12 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D04, D40, D65 18
13 7229040 Văn hoá học C00, D14 18
14 7310101 Kinh tế A00, A01, C01, D01 18
15 7310201 Chính trị học C00, D01 18
16 7310205 Quản lý nhà nước C00, C04, D01, D14 18
17 7340101 Quản trị kinh doanh A00, A01, C01, D01 18
18 7340122 Thương mại điện tử A00, A01, C01, D01 18
19 7340201 Tài chính Ngân hàng A00, A01, C01, D01 18
20 7340301 Kế toán A00, A01, C01, D01 18
21 7340405 Hệ thống thông tin quản lý A00, A01, C01, D01 18
22 7340406 Quản trị văn phòng C00, C04, D01, D14 18
23 7380101 Luật A00, A01, C00 18
24 7420201 Công nghệ sinh học A00, B00, D08, D90 18
25 7480201 Công nghệ thông tin A00, A01, C01, D07 18
26 7510102 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng A00, A01, C01, D01 18
27 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00, A01, C01, D01 18
28 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, C01, D01 18
29 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00, A01, C01 18
30 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01, C01 18
31 7510401 Công nghệ kỹ thuật hoá học A00, B00, D07 18
32 7520320 Kỹ thuật môi trường A02, B00, D08, D90 18
33 7540101 Công nghệ thực phẩm A00, B00, D07, D90 18
34 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông A00, A01, C01 18
35 7620101 Nông nghiệp A02, B00, D08, D90 18
36 7620105 Chăn nuôi A00, B00, D08, D90 18
37 7620301 Nuôi trồng thuỷ sản A02, B00, D08, D90 18
38 7640101 Thú y A02, B00, D08, D90 18
39 7720110 Y học dự phòng B00, D08 18
40 7720203 Hoá dược A00, B00, D07 18
41 7720301 Điều dưỡng B00, D08 18
42 7720401 Dinh dưỡng B00, D08 18
43 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học A00, B00 18
44 7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học A00, B00 18
45 7720603 Kỹ thuật phục hồi chức năng A00, B00 18
46 7720701 Y tế công cộng A00, B00 18
47 7760101 Công tác xã hội C00, C04, D66, D78 18
48 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành C00, C04, D01, D15 18
49 7810201 Quản trị khách sạn C00, C04, D01, D15 18
50 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống C00, C04, D01, D15 18
51 7810301 Quản lý thể dục thể thao B04, C18, T00, T03 18
52 7850101 Quản lý Tài nguyên và Môi trường A00, B00, B02, B08 18
Bảng điểm chuẩn đại học Trà Vinh 2020 - TVU

Mức chênh lệch trúng tuyển giữa hai đối tượng ưu tiên liền kề: 1,0 điểm. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực kế tiếp nhau: 0,25 điểm.

Mọi thông tin chi tiết, thí sinh liên hệ số điện thoại 0294.3855944 – 0965.855944 hoặc liên hệ trực tiếp tại phòng Khảo thí – Trường Đại học Trà Vinh - Số 126, Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, Tp.Trà Vinh.

Xem thêm giới thiệu về: Đại học Trà Vinh.

Ngoài bạn cũng có thể xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Cần Thơ 2020.

https://ift.tt/2YIdQMw #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Hình ảnh Cà Mau xưa | Bộ sưu tập trước năm 1975 | Bồi hồi với cảnh cũ

Hình ảnh Cà Mau xưa gợi nhớ về một vùng quê đẹp và yên bình. Đặc biệt là những tấm hình trước năm 1975 luôn khiến ta xúc động với những dấu ấn xưa cũ thân thương. Đặc biệt, Cà Mau với những tấm hình đồng lúa, mương nước, sông ngòi và cả biển. Cùng Miền Tây có gì nhìn lại 1 phần miền Cà Mau xưa.

Ruộng lúa ở Mũi Cà Mau xưa trước năm 1975
Ruộng lúa ở Mũi Cà Mau xưa trước năm 1975

Một hình ảnh Cà Mau xưa thanh bình

Dù thời gian có trôi qua như thế nào, Cà Mau khắc họa trong mỗi con người dân quê luôn là sự bình yên. Những bến nước, con thuyền, cây dừa, ruộng lúa và những con trâu con bò khắc họa nên một hình ảnh Cà Mau xưa thanh bình và dịu êm.

Làng quê Cà Mau ngày xưa năm 1961 chụp bởi Howard Sochurek
Làng quê Cà Mau năm 1961 chụp bởi Howard Sochurek

Nước sông Cà Mau không trong veo mà có màu đục. Cái màu đen đen của phù sa sông quê làm người ta bồi hồi.

Ghe trên sông năm 1962 ở Cà Mau
Ghe trên sông năm 1962 ở Cà Mau

Cái tình Năm Căn quê mùa của Cà Mau thân thương.

Năm Căn - Cà Mau năm 1962
Năm Căn - Cà Mau năm 1962

Những vùng quê của Cà Mau luôn có những đình thần thiêng liêng trấn dữ. Nơi nước độc rừng thiêng thì đình, miếu đều là những nơi được xem trọng.

Một ngôi đình cổ ở Cà Mau năm 1961 chụp ảnh bởi Howard Sochurek
Một ngôi đình cổ ở Cà Mau năm 1961 chụp ảnh bởi Howard Sochurek

Một vài khu nhà bên cạnh quốc lộ cũng tranh thủ kinh doanh như hàng nước, may đồ. Nhà đa phần là nhà gỗ, mái lá đơn sơ san sát nhau.

Nhà dân ở Cà Mau năm 1962
Nhà dân ở Cà Mau ngày xưa năm 1962

Tuy vậy cũng có hộ gia đình Cà Mau cũng khá giàu có với tường nhà ốp gạch khang trang.

Ngôi nhà xưa ở Cà Mau năm 1962
Ngôi nhà xưa ở Cà Mau năm 1962

Người Cà Mau hay miền Tây chân lắm tay bùn, luôn chăm chỉ làm việc đồng áng. Họ thường mặc bộ đồ bà ba đen và đội chiếc nón lá khá cũ kỹ vì dùng lâu ngày.

Người dân Cà Mau gặt lúa năm 1962
Người dân Cà Mau gặt lúa năm 1962

Một chiếc ghe đậu ven sông Cà Mau.

Sông Cà Mau và cầu Quay năm 1946
Sông Cà Mau và cầu Quay năm 1946

Nhiều nhà ở Cà Mau sử dụng ghe, võ lãi làm phương tiện đi lại chính. Nó cũng giống như việc ngày nay ai cũng đều có xe máy để làm phương tiện di chuyển vậy.

Bến tàu trước nhà dân ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Sochurek
Bến tàu trước nhà dân ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Sochurek

Còn ở đất liền, người ta dùng bò kéo xe thồ để vận chuyển vật nặng. Đây là hình ảnh của một xe bò chở lúa gạo.

Xe bò chở lúa ở Cà Mau năm 1962
Xe bò chở lúa ở Cà Mau năm 1962

Dùng xe bò sẽ rất tiện lợi vì bạn sẽ không cần thi bằng lái. Một đứa con nít được đào tạo dăm ba ngày cũng có thể dùng được.

Xe bò năm 1962 ở Cà Mau
Xe bò năm 1962 ở Cà Mau

Người Cà Mau xưa cũng hay chăn trâu.

Chăn trâu ở Cà mau năm 1962
Chăn trâu ở Cà mau năm 1962

Những người dân đập đá để dựng nên các công trình khác nhau.

Đập đá ở Cà Mau năm 1962
Đập đá ở Cà Mau năm 1962

Khu Bình Hưng nổi tiếng 1 thời ở Cà Mau nhìn từ trên trực thăng xuống.

Làng Bình Hưng ở Biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1960s nhìn từ trên cao
Làng Bình Hưng ở Biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1960s nhìn từ trên cao

Những hình ảnh góc chợ quê Cà Mau xưa

Từng có người nói nếu muốn nhìn vùng đất đó người dân có giàu có hay không, hãy đến chợ mà xem. Nếu khu chợ nhộn nhịp thì người dân giàu có, làm ra nhiều sản phẩm mua bán với nhau. Những góc chợ quê Cà Mau ngày xưa vừa yên bình, vừa nhộn nhịp lạ kỳ.

Những đứa trẻ vùng quê Cà Mau năm 1962
Những đứa trẻ vùng quê Cà Mau năm 1962

Nhà Thương Thí - một cái tên này chắc chỉ có dân gốc miền Tây hoặc miền Nam trên 60 tuổi thì mới hiểu là gì. Ngày nay người ta chỉ thường dùng từ bệnh viên, thay thế dần cho cái tên nhà thương.Tiếng "nhà thương" bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó. Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo.

Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính… Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công (chớ không vô nhà thương tư ngoại trừ nhà thương Đồn Đất), sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.

Nhà Thương Thi ở Cà Mau năm 1960s
Nhà Thương Thí ở Cà Mau năm 1960s

Một tiệm gạo ở gần chợ trước đây.

Tiệm gạo Cà Mau năm 1962
Tiệm gạo Cà Mau năm 1962

Ba khía là loài có nhiều ở vùng Nam bộ ở Việt Nam, là loài đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Ba khía là loài sống trong bãi bồi nước lợ, mặn, dưới những tán đước, mắm rậm rạp, có mặt nhiều ở các vùng Cần Giờ (TP.HCM), Gò Công (Tiền Giang), nhưng nhiều người thích ba khía Rạch Gốc (Cà Mau) vì cho rằng ngon hơn các nơi kia. Ba khía sinh sống nhiều nhất ở vùng bãi bùn nước lợ miệt Cà Mau, Bạc Liêu.

Wikipedia

Bán ba khía ở Cà Mau năm 1962
Bán ba khía ở Cà Mau năm 1962

Một góc chợ sông Ông Đốc ngày trước.

Chợ sông Ông Đốc năm 1968
Chợ sông Ông Đốc năm 1968

Cà Mau xưa có nhiều người gốc Hoa và rất rành tiếng Pháp. Cửa hàng thể thao Đạt Minh trên biển hiệu có chữ Việt, Hoa và cả Pháp.

Cửa hàng dụng cụ thể thao Đạt Minh năm 1961 ở Cà Mau
Cửa hàng dụng cụ thể thao Đạt Minh năm 1961 ở Cà Mau

Một cửa hàng thuốc ở Cà Mau trước đây. Trên cánh cửa bạn sẽ nhìn thấy những poster đậm chất cổ điển.

Hiệu thuốc Cà Mau năm 1962
Hiệu thuốc Cà Mau năm 1962

Những sạp hàng san sát nhau ở khu chợ Cà Mau xưa.

Khu chợ năm 1962 ở Cà Mau
Khu chợ năm 1962 ở Cà Mau

Làng Bình Hưng - Khu biệt lập Hải Yến - Cà Mau

Với sự hỗ trợ từ chính phủ Ngô Đình Diệm, với chính sách hỗ trợ giáo dân Công giáo định cư, tại các khu dinh điền Cái Cám và Bình Hưng, mỗi gia đình được 30 công đất, một con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Mỗi khu đều xây dựng một nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.

Làng Bình Hưng - Cà Mau 1960s
Làng Bình Hưng - Cà Mau 1960s

BIỆT KHU HẢI YẾN NẰM TRONG KHU BÌNH HƯNG. BIỆT KHU QUÂN SỰ ĐƯỢC XÂY DỰNG VỮNG CHẮC VỚI DIỆN TÍCH GẦN 80 HA, XUNG QUANH CÓ BỜ THÀNH BAO BỌC CAO 1,2 MÉT, RỘNG 04 MÉT, TRÊN BỜ THÀNH ĐƯỢC BỐ TRÍ NHIỀU CHÒI GÁC, PHÍA NGOÀI CÓ 5 – 7 HÀNG RÀO DÂY CHÌ GAI, CÓ ĐÓNG ĐỒN BÓT CHỐT GIỮ NHỮNG NƠI CÓ ĐƯỜNG GIAO THÔNG HUYẾT MẠCH ĐỂ KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG. BÊN TRONG CĂN CỨ LÀ MỘT HỆ THỐNG CƠ QUAN DÂN SỰ VÀ QUÂN SỰ ĐƯỢC TRANG BỊ KHÁ HIỆN ĐẠI NHƯ: SÂN BAY, SỞ CHỈ HUY, CỐ VẤN MỸ, NHÀ THỜ, KHU GIA ĐÌNH, TRẠI GIAM, BỆNH VIỆN VÀ NHIỀU LOẠI VŨ KHÍ HẠNG NẶNG, TÀU TUẦN TIỄU…

Làng Bình Hưng trong biệt khu Hải yến Cà Mau 1960s
Làng Bình Hưng trong biệt khu Hải yến Cà Mau 1960s

NĂM 1965, BIỆT KHU HẢI YẾN CÓ QUÂN SỐ DAO ĐỘNG TỪ 1.200 - 1.800 QUÂN, GỒM: TIỂU ĐOÀN BẢO VỆ, THỦY QUÂN LỤC CHIẾN, BẢO AN, THÁM BÁO, BIỆT KÍCH MỸ, DÂN VỆ, PHÒNG VỆ DÂN SỰ, BẢO VỆ HƯƠNG THÔN, PHƯỢNG HOÀNG, ĐỘI XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÀ 6 BAN CHUYÊN MÔN: ĐIỀU TRA, HẬU CẦN, HỘ TỊCH, HIẾN BINH, CÔNG BINH, GIAO THÔNG, NGOÀI RA CÒN CÓ HỆ THỐNG TÌNH BÁO, GIÁN ĐIỆP, ĐIỀM CHỈ, MẬT VỤ. BÌNH HƯNG LÀ CHỈ HUY SỞ, XUNG QUANH BÌNH HƯNG CÓ 23 ĐỒN NHƯ: KINH MỚI, QUẢNG PHÚ, VÀM ĐÌNH, DINH ĐIỀN, ĐƯỜNG CÀY, CÁI ĐÔI VÀM, SÀO LƯỚI, CÁI BÁT, RẠCH CHÈO, TÂN QUẢNG, GÒ CÔNG, KINH ĐỨNG, HÀO XUÂN, THỢ MAY, BA TIÊM.

Nhà dân ven 1 con kênh Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960s
Nhà dân ven 1 con kênh Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960s

Ở khu biệt lập Hải Yến có một bến nước, nơi người dân sinh hoạt thường ngày.

Bến tàu Cà Mau ở khu biệt lập Hải Yến năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Bến tàu Cà Mau ở khu biệt lập Hải Yến năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Người dân di chuyển bằng ghe thuyền trên con kênh.

Con kênh làng Bình Hưng thuộc biệt khu Hải Yến - Cà Mau những năm 1960s
Con kênh làng Bình Hưng thuộc biệt khu Hải Yến - Cà Mau những năm 1960s

Linh mục Nguyễn Lạc Hóa đã cùng giáo dân xây dựng một khu biệt lập và dựng nhiều bức tượng thánh. Đây là bức tượng Thánh Micheal đặt trong biệt khu Hải Yến.

Trẻ nhỏ ở Cà Mau chụp hình dưới tượng thánh Micheal ở làng Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960 - ảnh chụp bởi Ricerocket
Trẻ nhỏ ở Cà Mau chụp hình dưới tượng thánh Micheal ở làng Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960 - ảnh chụp bởi Ricerocket

Một lễ tang được linh mục làm lễ.

Tổ chức lễ tang tại nhà thờ Cà Mau năm 1962 - ảnh chụp Howard Sochurek
Tổ chức lễ tang tại nhà thờ Cà Mau năm 1962 - ảnh chụp Howard Sochurek

Hình ảnh giáo xứ ở đây.

Giáo dân Cà Mau tại nhà thờ năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Giáo dân Cà Mau tại nhà thờ năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Quan tài được đưa bằng ghe.

Đưa quan tài bằng ghe ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đưa quan tài bằng ghe ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Người dân cùng đắp đất mộ.

Đắp đất ở Cà Mau năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đắp mộ đất ở Cà Mau năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Quan tài được đặt vào bên trong.

Người dân Cà Mau đắp đất vào quan tài năm 1961 - ảnh chụp Howard Sochurek
Người dân Cà Mau đắp đất vào quan tài năm 1961 - ảnh chụp Howard Sochurek

Người dân đắp những ngôi mộ dưới sự quan sát của quân lính.

Đắp mộ ở biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đắp mộ ở biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Hòn Khoai

Cà Mau cũng được xem là một bá đảo với 1 phần giáp biển.

Biển Cà Mau năm 1968
Biển Cà Mau năm 1968

Đây là khung cảnh bến tàu của Hòn Khoai thuộc địa phận Cà Mau

Hòn Khoai năm 1968
Hòn Khoai năm 1968

Một căn nhà trên Hòn Khoai.

Một căn nhà ven biển ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau năm 1968
Một căn nhà ven biển ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau năm 1968

Những ngôi nhà đa phần khá đơn giản.

Ngôi nhà ở đảo Hòn Khoai năm 1968
Ngôi nhà ở đảo Hòn Khoai năm 1968

Căn cứ của Duyên Đoàn 41 - VNCH đóng tại Hòn Khoai.

Căn cứ của Duyên Đoàn 41 VNCH năm 1968 ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau
Căn cứ của Duyên Đoàn 41 VNCH năm 1968 ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau

Khu dân cư khá ít người tại Hòn Khoai năm 1968 ở Cà Mau.

Hòn khoai trước năm 1975
Hòn khoai trước năm 1975

Bản đồ Cà Mau trước năm 1975

Bản đồ xưa của Mũi Cà Mau năm 1965.

Bản đồ Mũi Cà Mau năm 1965 Xóm Ông Trang - Sông Cửa Lớn
Bản đồ Mũi Cà Mau năm 1965 Xóm Ông Trang - Sông Cửa Lớn

Tỉnh An Xuyên được tách từ Cà Mau. Sau này Bạc Liêu và Cà Mau cũng từng sáp nhập thành 1 tỉnh với tên Minh Hải và đến năm 1991 Cà Mau mới chính thức được tách ra khỏi Bạc Liêu.

Bản đồ tỉnh An Xuyên năm 1973
Bản đồ tỉnh An Xuyên năm 1973

Bảng ráp địa đồ trước năm 1975 một số địa phận Cà Mau.

Bảng ráp địa đồ khu vực Mũi Cà Mau - Xóm Ông Trang
Bảng ráp địa đồ khu vực Mũi Cà Mau - Xóm Ông Trang

Đường Keo năm 1965.

Đường Keo năm 1965
Đường Keo năm 1965

Hình ảnh Cà Mau xưa được Miền Tây có gì tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet:

  • Bộ sưu tập ảnh của bạn Tommy Japan 79.
  • Bộ sưu tập ảnh của bạn manhhai.
  • Một số hình ảnh từ Fanpage Nghiên Cứu Lịch Sử.
  • Một số tư liệu nước ngoài tổng hợp lại.

Hiện nay Cà Mau có những điểm du lịch nổi tiếng khác nhau: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

https://ift.tt/3hAd6AC #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây