Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Nhà Thờ Long Mỹ Hậu Giang | Hình Ảnh Flycam Giáo Xứ | Lịch Sử

Nhà thờ Long Mỹ có tuổi đời gần 90 năm. Nó ra đời từ lúc Việt Nam chiến tranh đến thời kỳ hòa bình. Dù là giữa những làn đạn hay đối mặt với những khó khăn khác nhau, nơi đây luôn là thánh đường mang ý nghĩa tâm linh to lớn của người dân giáo xứ Long Mỹ.

Nhà thờ giáo xứ Long Mỹ
Nhà thờ giáo xứ Long Mỹ

Đặc biệt vào cuối năm 2019 nhà thờ sẽ hoàn thành sửa sang với một diện mạo mới đẹp hơn. Mang đến một nơi hành lễ tuyệt vời cho những người đi lễ vào mỗi cuối tuần tại đây. Cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu thêm về nhà thờ từ trước đây đến hiện tại nhé!

Nhà thờ Long Mỹ thay đổi theo thời gian
Nhà thờ Long Mỹ thay đổi theo thời gian

Xem thêm clip flycam nhà thờ sau khi được làm mới tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=4Teil30Knhk&t=14s

Địa chỉ

Đường đi nhà thờ nằm về phía khu vực ấp 5 thị xã Long Mỹ. Đi về hướng chợ nhà lồng C thị xã Long Mỹ và chùa Năm Ông. Tham khảo địa chỉ trên Google Maps Nhà thờ Long Mỹ Hậu Giang.

Địa chỉ: Đường 3/2, KV5, Tx. Long Mỹ, Long Mỹ, Hậu Giang, Việt Nam.

Lịch sử

Năm thành lập: 1931

Bổn mạng: Thánh Tâm chúa Giêsu.

Số giáo dân: Khoảng 1000.

Chánh xứ: Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Ánh.

Phó xứ: Linh mục Toma Võ Quốc Trưởng.

Nhìn theo chiều dọc nhà thờ
Nhìn theo chiều dọc nhà thờ

Các đời cha sở nhà thờ Long Mỹ

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Thọ: Năm 1989 - 1997.

Linh mục Giuse Lương Quang Chung: Năm 1997 - 2002

Linh mục Gioan (BT) Trương Thành Công: Năm 2002 - 2005.

Linh mục Alberto Lê Ngọc Bích: Năm 2005 - 2007.

Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Ánh: Năm 2007 đến nay.

Nhìn từ phía sau nhà thờ
Nhìn từ phía sau nhà thờ

https://ift.tt/34igJ7q #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng | Hình ảnh mới nhất và những điều thú vị về nó

Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng là một ngôi chùa xinh đẹp mang đậm nét kiến trúc một ngôi chùa Khmer Nam bộ. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo. Chụp hình check in với những phông nền tuyệt vời. Ngoài ra tìm hiểu về những câu chuyện kỳ bí, những kỷ vật đặc biệt như chiếc giường công tử Bạc Liêu hay xác của 2 vị từng là trụ trì chùa trước đây.

Chánh điện chùa Chén Kiểu
Chánh điện chùa Chén Kiểu

Tại sao có tên là chùa Chén Kiểu

Chùa ban đầu có tên là Wath Sro Loun - Tên của một con rạch ở gần chùa trước đây. Sau này đọc trại thành Sà Lôn.

Khuôn viên chùa Chén Kiểu
Khuôn viên chùa Chén Kiểu

Chùa phải xây dựng lại mới hoàn toàn sau khi bị hủy hoại khá nhiều bởi bom đạn chiến tranh. Tuy nhiên lúc gần hoàn thành thì chùa thiếu kinh phí. Lúc ấy chùa đã vận động người dân quyên góp chén kiểu trong nhà. Những chiếc chén kiểu lành lặn và bị vỡ được người dân mang đến chùa. Sau đó các chén kiểu được ốp lên kiến trúc chùa.

Khi đến chùa, người ngoài sẽ bị thu hút ngay bởi những chén kiểu ốp lên các công trình kiến trúc chùa. Vì thế nó bắt đầu được gọi với cái tên dễ nhớ hơn là chùa Chén Kiểu.

Điểm chụp hình check in thu hút chùa Chén Kiểu

Với nét kiến trúc xinh đẹp với nhiều góc thần thành của mình, nơi đây dần trở thành điểm check in sống ảo tuyệt vời của nhiều bạn trẻ.

Các bạn trẻ chụp hình check in tại chùa Chén Kiểu
Các bạn trẻ chụp hình check in tại chùa Chén Kiểu

Với bộ filter màu thích hợp bạn sẽ có bức hình tuyệt vời
Với bộ filter màu thích hợp bạn sẽ có bức hình tuyệt vời

Địa chỉ chùa Chén Kiểu

Chùa Chén Kiểu nằm ngay quốc lộ 1A nên bạn có thể dễ dàng tìm được nó. Hướng từ thành phố Sóc Trăng bến Bạc Liêu. Gần với nhà thờ Đại Tâm. Tham khảo thêm Google Maps địa chỉ Chùa Chén Kiểu.

Địa chỉ: QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

Chuyện lạ ở chùa Chén Kiểu

Đây là một ngôi chùa linh tiêng đại diện văn hóa Khmer Nam Bộ. Bên cạnh đó nó cũng có nhiều câu chuyện ly kỳ khiến người nghe nổi da gà khi nhắc đến. Hãy cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu về nó nhé!

https://www.youtube.com/watch?v=dl7UStOe4Fo

Chuyện quỷ ám 2 chiếc giường công tử Bạc Liêu tại chùa Chén Kiểu

Mình đã có nhiều dịp đến chùa Chén Kiểu. Đôi lúc là đi du lịch tham quan một mình, đôi lúc là dẫn theo những người bạn tham quan du lịch và tìm hiểu về nền văn hóa Khmer.

Thỉnh thoảng mình nghe được những câu chuyện kỳ lạ lưu truyền từ những người bảo vệ hay bán vé số. Đặc biệt là câu chuyện ly kỳ về chiếc giường của Công tử Bạc Liêu được lưu giữ tại đây. Mình không xác định nó có chính xác hay không, nhưng thật sự rất thú vị và kỳ lạ.

Người hành hương viếng chùa
Người hành hương viếng chùa

Những người ở đó nói rằng trước đây, những chiếc giường đó là đồ vật của nhà Công tử Bạc Liêu. Sau khi ông bị kê biên tài sản, những tá điền và người dân đã đánh cắp nhiều vật dụng từ đó. Những vật dụng nhỏ như tách, chậu hoa cho đến bàn ghế, giường đều bị đánh cắp. Đặc biệt tài sản khá quý giá và to lớn nhất là 2 chiếc giường của công tử Bạc Liêu cũng đã bị đánh cắp (Trưng bày tại nhà Công tử Bạc Liêu là giường của cha ông).

Những chiếc giường định giá gần 10 tỷ đồng được trao tay nhiều người. Chất liệu được làm từ gỗ quý và những viên đá cẩm thạch được khắc bên trong khiến nhiều người theo đuổi nó. Nó mang cả ý nghĩa phong thủy và mang lại may mắn đến cho những người ngủ trên chiếc giường đó.

Những chạm trổ đậm dấu ấn chùa Chén Kiểu
Những chạm trổ đậm dấu ấn chùa Chén Kiểu

Tuy vậy may mắn đâu chưa thấy, chỉ thấy rằng những chủ nhân của nó lần lượt gặp xui xẻo. Họ phải bán đi chiếc giường đó để trang trải nợ nần. Từ đó nhiều người cho rằng 2 chiếc giường đó bị ếm từ lúc bị đánh cắp. Mọi người lo lắng không muốn mang nó về. Tuy vậy một người chủ giàu có đã quyên tiền cho chùa Chén Kiểu mua lại chiếc giường đó. Họ tin rằng chiếc giường đó chỉ có những bậc cao tăng mới trị được bùa ếm bên trong.

Tương truyền khi mang về, những lúc đến giờ tu hành, các sư trụ trì thường ngồi trên đó thiền định, buông bỏ tạp niệm. Những hồi kinh thường ngày cũng làm sự xui rủi tránh xa đi. Tuy vậy, sau này vì chiếc giường là vật quý, những nhà sự không để ngủ nữa mà đem đến phòng trưng bày.

Phòng trưng bày của chùa từ đó lại thêm 2 vật quý là 2 chiếc giường mùa đông và mùa hè của công tử Bạc Liêu. Ngoài ra bên trong còn có nhiều đồ lưu niệm khác nhau như những bộ bàn ghế gỗ quý. Đến những trang phục hay những vật dụng cổ xưa.

Bên trong phòng trưng bày chùa Chén Kiểu
Bên trong phòng trưng bày chùa Chén Kiểu

Xác 2 vị trụ trì được lưu giữ

Điều đặc biệt ở chùa Chén Kiểu là xác của 2 vị hòa thượng trụ trì được lưu giữ tại đây. Những cái xác được xem như xá lợi và thờ tự trong ngôi miếu linh thiêng. Với những người tu học theo Phật giáo Khmer đa phần đều theo hệ phái Nam tông.

Họ xem cơ thể bên ngoài là một vỏ bọc bình thường. Tâm hồn mới là thứ được rèn luyện và phát triển. Thân thể của hai vị trụ trì lưu giữ lại trở thành vật linh thiêng tại chùa Sà Lôn (chùa Đất Sét).

Tượng Phật Thích Ca tư thế nằm ở chùa Chén Kiểu
Tượng Phật Thích Ca tư thế nằm ở chùa Chén Kiểu

Lịch sử chùa Chén Kiểu

Năm 1815 chùa được xây dựng với vật liệu chủ yếu là bằng lá.

Năm 1969 chùa sau khi bị hư hỏng nhiều lần bởi bom đạn, đã được sư Tăng Đuch (Trụ trì thứ 9 chùa Sà Lôn) cho xây mới hoàn toàn.

Năm 1980 chùa hoàn thành xây dựng.

Ngày 20/11/2012 chùa được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh.

Trên tường chùa ốp các loại chén kiểu và hoa văn chi tiết
Trên tường chùa ốp các loại chén kiểu và hoa văn chi tiết

Tham khảo thêm ngôi chùa độc đáo khác ở Sóc Trăng: Chùa Đất Sét.

Kiến trúc chùa Chén Kiểu

Kiến trúc nơi đây mang dấu ấn đậm nét của một ngôi chùa Khmer. Từ những chi tiết chạm trỗ, màu sắc đến những bức tượng thờ Phật Thích Ca đặt ở trong ngoài điện thờ.

Khuôn viên rộng rãi

Như nhiều chùa Khmer khác khuôn viên chùa Chén Kiểu khá rộng. Đặc biệt là nhiều cây xanh cao vút trồng khắp nên tạo sự thoáng mát cho chùa. Ở giữa sân là một cột cờ là hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu. Một con vật linh thiêng từng che mưa cho đức Phật khi ngày thiền tọa.

Xung quanh khuôn viên chùa có nhiều kiến trúc độc đáo
Xung quanh khuôn viên chùa có nhiều kiến trúc độc đáo

Đặc biệt phía cạnh bên chánh điện là khu vườn Phật Thích Ca. Nơi đây tập họp nhiều tượng Phật Thích Ca với nhiều tư thế khác nhau như đứng, ngồi, nằm. Mỗi tượng đều được che bởi mái ngói với nhiều chi tiết chạm trổ tinh tế.

Chòi lá là nơi ở các vị sư trẻ tu học
Chòi lá là nơi ở các vị sư trẻ tu học

Phía sau là khuôn viên rộng với dãy nhà lá cho các sư trẻ tuổi ở tạm trong thời gian tu học. Gần đó là công trình giảng đường 2 tầng giống như những lớp học cấp 2,3 với bàn ghế và bảng đen. Những học sinh vừa tu học vừa rèn luyện thêm tri thức tại đây.

Kiến trúc các công trình

Chánh điện của chùa không phải là tòa nhà lớn nhất nhưng là tòa nhà có kiến trúc đẹp nhất. Bên ngoài nhìn vào bạn sẽ ấn tượng với màu sắc trắng hòa quyện cùng nhiều màu sắc khác nhau như cam, xanh, đỏ rất hài hòa.

Chùa Chén Kiểu là ngôi chùa đại diện văn hóa Khmer tại Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu là ngôi chùa đại diện văn hóa Khmer tại Sóc Trăng

Chánh điện được xây trên bậc tam cấp với 3 nếp nền nhỏ dần. 4 góc của chánh điện là 4 con sư tử thần màu cam canh giữ 4 bên khác nhau. Trước cổng vào là những bức tượng tiên nữ chấp tay thành kính. Mái của chánh điện có nhiều nếp với mỗi góc đều có đầu đao nhọn vút lên trên. Riêng chính giữa là một đỉnh nhọn cao vút. Đặc biệt có rất nhiều tượng Krud (Hay Garuda) được thiết kế như đang chống đỡ mái.

TƯợng Phật trong chánh điện chùa Chén Kiểu
TƯợng Phật trong chánh điện chùa Chén Kiểu

Tương tự như chùa Dơi hay các chùa Khmer khác, bên trong chùa chỉ thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca. Bên trong chánh điện thờ một Phật Thích Ca lớn và hàng chục tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn xung quanh với các tư thế khác nhau. Bên trên bức tường là nhiều bức vẽ kể lại cuộc đời đức Phật từ khi ra đời đến khi Niết Bàn.

https://ift.tt/32ZtUcR #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Nhà tù Côn Đảo

Lịch sử nhà tù Côn Đảo

Nghe chị MC bản địa thuyết minh về Côn Đảo
Ngày thành lập: 1/2/1862.
Sau song sắt
Sau song sắt
Ước tính trong thời gian hoạt động, nơi đây đã giam giữ khoảng 2000 chiến sĩ cách mạng (Không bao gồm tù nhân phạm tội khác).
Cô HDV xinh xắn thuyết minh về nhà tù Côn Đảo
Cô HDV xinh xắnthuyết minh
Vào thời Pháp thuộc, những năm đầu nơi đây chỉ có 1 trại giam. Năm 1928 trại giam Banh II được đưa vào sử dụng. Năm 1939 Banh III được đưa vào sử dụng. Năm 1944 dãy tù chuồng cọp được xây dựng.
Một phần hệ thống nhà tù
Một phần hệ thống nhà tù
Vào thời Mỹ tăng quy mô từ 4 lên 8 trại. Trại 5 được xây dựng năm 1962. Trại 6,7,8 được xây dựng năm 1968. Năm 1972 trại 9 đã được đổ móng xây dựng nhưng bị hủy giữa chừng khi chiến tranh kết thúc.
Bài thơ đập đá Côn Lôn khắc tại điểm đập đá Côn Đảo
Bài thơ đập đá Côn Lôn khắc tại điểm đập đá Côn Đảo

Số tù nhân tại nhà tù Côn Đảo

Thời Pháp trong 50 năm đầu duy trì thường trực khoảng 1000 tù nhân. 15 năm tiếp theo là khoảng 2000 tù nhân.
Mô phỏng người tù tại trại Phú Hải
Mô phỏng người tù tại trại Phú Hải
Thời Mỹ:
  • Năm 1967 – 1969: Tăng từ 4000 lên con số 8000 tù nhân.
  • Năm 1970 – 1972: Tăng lên khoảng 10.000 tù nhân.
Song sắt ở nhà tù
Song sắt nhà tù

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Lịch sử chùa Dơi

Chùa dơi được xây dựng vào năm 1569. Sau nhiều biến cố thì đến nay nó đã có lịch sử 450 năm.
Bức tranh Phật ngồi dưới gốc bồ đề giảng đạo ở chùa Dơi
Bức tranh Phật ngồi dưới gốc bồ đề giảng đạo ở chùa Dơi
Năm 1960 chùa được trùng tu sửa chữa quy mô lớn và đến năm 2009 chùa được trùng tu toàn bộ chánh điện sau 1 tai nạn gây hỏa hoạn tại đây.
Năm 1999 chùa Dơi được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia.
Ban đầu chùa có tên là Serây tê chô mahatúp. Mahatúp có nghĩa là một trận kháng cự lớn. Trước đây nông dân khu vực này thường vị chính quyền và địa chủ đàn áp rất cơ cực. Một ngôi chùa Khmer luôn là một chỗ dựa cực lớn dành cho những người dân tại đây. Nơi đây trở thành nơi tập kết và chỗ dựa tinh thần, tâm linh cực lớn cho những người dân lúc bấy giờ. Từ đó Mahatúp trở thành cái tên cho ngôi chùa này.
Tuy vậy người dân thường nhắc đến ngôi chùa này với cái tên chùa Dơi hơn. Vì trong khuôn viên chùa khá nổi tiếng với hàng nghìn con dơi sinh sống. Chúng treo ngược cơ thể bao phủ khắp các cành cây cao.