Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Giới thiệu về chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét xây dựng theo lối kiến trúc chùa xưa ở Việt Nam. Bước vào sẽ thấy một cổng tam quan đề Bửu Sơn Kỳ Hương (Theo tên chính thức là chùa Bửu Sơn, cái tên chùa Đất Sét là tên dân gian gọi). Nổi bật với màu đỏ và vàng đan xen. Phía trên là mái ngói và tượng rồng ở trên mái.
Chánh điện chùa Đất Sét
Chánh điện chùa Đất Sét
Nhưng điều lạ lùng mà nhiều người không biết là từ cổng tam quan bước vào thì chúng ta đi từ phía sau của chùa vào. Chùa xây dựng từ lâu và theo hướng phong thủy ngược hoàn toàn mặt lộ. Nhiều người hay đi từ cổng sau vào thẳng chùa, nhưng thật chất bạn phải đi thẳng ra phía sau để đi đúng hướng từ chánh điện vào.
Lối vào chùa Đất Sét
Lối vào chùa Đất Sét
Ở “phía trước” chùa là khuôn viên rộng với tượng Bồ Tát Quan Âm cao hơn 2m và 2 đồng tử hầu hai bên. Ngoài ra phía bên hông còn có tượng mô phỏng Phật thuyết pháp 5 vị Kiều Trần Như. Và mộ phần của ông Ngô Kim Tòng với 2 tượng Tiên Hạc 2 bên.
Mộ phần ông Ngô Kim Tòng
Mộ phần ông Ngô Kim Tòng
Đặc biệt bên trong có nhiều hiện vật ấn tượng ngoài 4 cặp nến khổng lồ:
PHO TƯỢNG “BẢO TÒA THỈNH PHẬT TRỤ THẾ TRUYỀN THÁP LUẬN” CÓ ĐẾN 1000 CÁNH SEN.
THÁP ĐA BẢO CAO 3,5 M, CÓ 13 TẦNG VỚI 208 CỬA VỊ THẦN, PHÍA CHÂN THÁP CÓ 126 CON RỒNG NÂNG ĐỠ.
Nhiều điêu khắc bằng đất sét khá tinh xảo
Nhiều điêu khắc bằng đất sét khá tinh xảo

Lịch sử chùa Đất Sét

Đầu thế kỷ 20 ngôi chùa được thành lập, đây là ngôi chùa của dòng họ “Ngô Cư Sĩ Học Phật Tu Nhơn”. Theo quy định thì trụ trì luôn là con cháu trong dòng họ Ngô.
Bửu Sơn Tự - Chùa Đất Sét
Bửu Sơn Tự – Chùa Đất Sét
Tuy vậy đến thời ông Ngô Kim Tòng thì ngôi am nhỏ của dòng họ Ngô mới bắt đầu phát triển. Ông là vị trụ trì thứ 4 nối nghiệp cha mình là ông Ngô Kim Đính từ năm 38 tuổi. Và bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị thứ 2 cùng quản lý ngôi chùa Đất Sét này cùng ông.
#chuadatset #chùa_đất_sét #dulichsoctrang #soctrang #mientaycogi #soctrangcogi #mientay #huynhhieutravel
Bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị của ông Ngô Kim Tòng
Bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị của ông Ngô Kim Tòng
Từ nhỏ ông đã có thể chất khá yếu và thường xuyên đổ bệnh. Từ đó ông không đến trường học tập nhiều mà chuyển sang đam mê đất sét. Ông tự mài mò, học tập cách nặng tượng đất sét.
Nơi thờ ông Ngô Kim Tòng
Nơi thờ ông Ngô Kim Tòng
Sau đó từ năm 20 tuổi ông đã bắt đầu nặng những tượng đất sét đầu tiên đặt vào chùa. Từ đó suốt 42 năm ông đã nặng gần 2000 tượng đất sét khác nhau đặt tại chùa. Đặc biệt ngoài nặng tượng, ông cũng đã cho chế tạo 4 cặp nến khổng lồ đến giờ vẫn còn trưng bày tại chùa.
Cặp nến cháy 50 năm vẫn chưa tắt
Cặp nến cháy 50 năm vẫn chưa tắt
Tham khảo thêm một ngôi chùa khá độc đáo khác: Vân Sơn Tự tại Côn Đảo.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Kinh nghiệm đi tàu Phú Quốc Express sang Côn Đảo

Sau một số hành trình đi tàu Phú Quốc Express và 1 lần đi tàu này ra Côn Đảo, Miền Tây Có Gì đã rút được một số kinh nghiệm quý giá như sau.

Đi bằng máy bay và về bằng tàu là lựa chọn tốt nhất

Nếu bạn đi từ Trần Đề ra Côn Đảo bằng tàu cao tốc, đó là một hành trình khủng khiếp vô cùng. Tuy tàu 2 thân Phú Quốc Express là hiện đại và êm nhất hiện nay so với các tàu khác như Ngọc Hiển, Super Dong. Nhưng nó cũng chịu quy luật là những con sóng ngược chắc chắn khẽ khiên trên 50% hành khách ói.
Đặc biệt với những cơn gió lớn hay áp thấp sẽ càng khiến bạn quay cuồng. Dù là biển động hay không, sức khỏe mình đủ tốt hay không thì hôm đó mình nằm trong 80% hành khách sử dụng túi ói. Trừ phi bạn thật sự quen thuộc với các hành trình đi biển.
Một con tàu ra khơi đánh bắt gần bờ
Một con tàu ra khơi đánh bắt gần bờ
Nhưng ngược lại, hành trình đi về từ Côn Đảo trở lại Trần Đề lại êm đềm vô cùng. Đi theo cùng chiều những con sóng, tàu đi êm hơn cả hành trình xe bus đi trên đất liền của mình.
Quy luật đi khó về dễ là một đặc tính độc đáo của hành trình Côn Đảo từ Trần Đề (Mình chưa đi từ Vũng Tàu nên không biết hành trình từ đó sẽ ra sao).
Nhiều tàu đánh cá của người dân địa phương neo đậu tại bến cảng
Nhiều tàu đánh cá của người dân địa phương neo đậu tại bến cảng

Đi tàu Côn Đảo từ Trần Đề luôn là rẻ nhất

Đi từ Trần Đề luôn là rẻ nhất khi so sánh giá vé với nhiều điểm khác từng thí điểm như Cần Thơ, Vũng Tàu. Đơn giản vì khoảng cách địa lý của nó ngắn hơn rất nhiều. Với mức giá gần như gấp đôi Trần Đề đi Côn Đảo nếu xuất phát từ Vũng Tàu. Bạn có thể lựa chọn đi đến Sóc Trăng và gửi xe tại cảng khi đi Côn Đảo.
Tuy vậy thời gian di chuyển Vũng Tàu đến Côn Đảo hay Trần Đề đến Côn Đảo gần như tương tự nhau. Khoảng cách tuy xa hơn khá nhiều nhưng thời gian cũng chỉ chênh lệch nhau khoảng 30 phút.
Tàu chở khách du lịch tham quan hoặc dùng đánh bắt gần bờ
Tàu chở khách du lịch tham quan hoặc dùng đánh bắt gần bờ

Giấy tờ tùy thân khi đi tàu Côn Đảo là quan trọng nhất

Giấy tờ tùy thân và vé là 2 thứ quan trọng nhất khi bước lên tàu Phú Quốc Express. Đặc biệt chỉ kiếm tra giấy tờ tùy thân lượt đi, còn khi bạn ra về sẽ không bị xét giấy tờ nữa (Nếu lỡ có mất hay bị hư vì tắm biển cũng không sao).
Giấy tờ tùy thân ở đây có thể là CMND, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ ngành,… Những giấy tờ chứng minh thân phận theo quy định pháp luật Việt Nam.
Tàu đánh cá neo đậu tại Bến Đầm Côn Đảo
Tàu đánh cá neo đậu tại Bến Đầm Côn Đảo

Vé VIP tàu Phú Quốc Express đi Côn Đảo là sự lựa chọn tệ

Nếu là người đi tàu xe thường xuyên bạn chắc chắn biết đi xe thì ngồi trước, đi tàu thì ngồi sau là lựa chọn tuyệt vời nhất. Nhưng phòng VIP của tàu Phú Quốc Express lại… nằm ở đầu tàu.
Ghế ngồi riêng, tivi, wifi tốt nhưng mình chắc chắn rằng mọi người ở phòng VIP đa phần không sử dụng vì bận… ói. Tốt nhất bạn nên đặt 1 vé ngồi sau cùng thân tàu. Hoặc nhẹ nhàng tìm ghế trống phía sau để yên vị và trải nghiệm hành trình đi. Mắc nhất, VIP nhất chưa hẳn là tốt nhất.

Tàu Phú Quốc Express đi Côn Đảo khá đầy đủ tiện nghi

Ghế của tàu khá là êm, có thể bật ra sau để nằm, túi ói cũng khá đầy đủ. Nhân viên luôn phục vụ đổi túi, hỏi han ân cần khi bạn gặp chuyện. Ghế gần vách thân tàu cũng có 1 ổ cắm 2 lỗ dành sạc điện thoại. Wifi mình đánh giá ổn nhưng nếu nhiều người truy cập thì chắc chắn không lên được. Bạn nên truy cập sớm nếu đặt chân lên tàu trước.
Phía sau thân tàu có một cửa ra dành cho ai muốn trải nghiệm sự thoáng mát biển cả. Đứng trên boong tàu khá thú vị nhưng không nên đứng quá lâu, bạn sẽ mất cảm giác phương hướng và dễ bị ói hơn.
Tàu ra khơi Côn Đảo
Tàu ra khơi Côn Đảo

Đi tàu Côn Đảo có nên ăn sáng

Nếu ăn trước 1 tiếng và có uống thuốc chống ối trước 1 giờ thì rất tốt. Nhưng nếu ăn và lên tàu liền thì không nên. Mình không biết về y tế khuyến cáo ra sao, nhưng theo kinh nghiệm của mình chắc chắn khi đi từ Trần Đề bạn nên ăn trước 2 tiếng để tiêu hóa. Nếu không sẽ gây khó chịu rất nhiều. Về thuốc say tàu nên uống trước 30 phút đến 1 tiếng nếu không sẽ gây khó chịu nhiều hơn.

Vườn Trái Cây Ba Cống ở Cần Thơ | Hơn 20 loại trái cây | Mít khổng lồ 80 trái 1 cây


via IFTTT

Vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ | Có Gì | Cách Đi A-Z

Vườn trái cây Ba Cống là điểm tham quan vườn được nhiều khách du lịch yêu thích khi đến Cần Thơ. Đặc biệt vời cung đường gần chợ nổi Cái Răng đi bằng tàu thuyền. Ở miệt vườn Ba Cống ngoài hàng chục loại trái cây khác nhau còn có khung cảnh miệt vườn miền Tây dân dã. Đến đây vừa được thưởng thức trái cây, tham quan vườn và cả check in chụp hình khung cảnh miền Tây khá dễ thương.

Con đường vào bên trong tham quan vườn Ba Cống
Con đường vào bên trong tham quan vườn Ba Cống

Miệt vườn trái cây Ba Cống có gì

Miệt vườn Ba Cống khai thác du lịch đã gần 20 năm. Nơi đây ngoài khu vườn hàng chục loại trái cây khác nhau thì còn có cả ao cá, cầu khỉ để check in chụp hình khá hấp dẫn. Tái hiện khá rõ nét khung cảnh miệt vườn miền Tây.

https://www.youtube.com/watch?v=9wijYsbah3Y

Vài chục loại trái cây khác nhau

Chủ nhân của vườn là chú Ba Cống cho biết ở đây có hơn 20 loại trái cây khác nhau: Xoài, ổi, cóc, bưởi, sầu riêng, thanh long, mận, sầu riêng... Riêng mít thì có 4,5 loại như mít nghệ, mít tố nữ, mít mã lai, mít thái.

Vườn thanh long
Vườn thanh long

Đất vườn ở đây đã truyền từ 4-5 đời với khoảng 200 năm tuổi. Tuy vậy, vườn trái cây ở đây khai thác du lịch từ năm 2000 với khoảng 20 năm làm du lịch.

Vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ nhìn từ trên cao
Vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ nhìn từ trên cao

Đặc biệt ngoài việc tham quan vườn trái cây, bạn còn được đãi combo buffet trái cây 5-6 loại khác nhau: mận, ổi, thanh long, bưởi, xoài,... Tùy vào mùa vụ trái cây khác nhau. Nhà vườn Ba Cống còn đãi thêm cả nước trà nóng khá hấp dẫn khi ăn kèm cùng trái cây tại vườn.

Bàn ghế chuẩn bị cho khách ngồi ăn trái cây
Bàn ghế chuẩn bị cho khách ngồi ăn trái cây

Check in miệt vườn miền Tây

Miệt vườn Ba Cống Cần Thơ tái hiện khung cảnh miền Tây khá phù hợp. Nó có một diện tích khá rộng để tham quan du lịch. Vừa có nhiều loại trái cây khác nhau để khám phá. Xung quanh nuôi khá nhiều gia cầm thú vị như gà, ngỗng, ngang. Thỉnh thoảng cả đàn cất tiếng gáy cùng gió thổi qua các cành cây như một bản hòa tấu thiên nhiên tuyệt vời.

Bên trong vườn nuôi nhiều gia cầm
Bên trong vườn nuôi nhiều gia cầm

Đi sâu vào bên trong còn có cả một vườn mít mã lai hàng chục cây. Mỗi khi đến mùa vụ ra quả, mỗi trái nặng 5-10kg và dài gần 60-70cm. Một vườn trái cây hoành tráng khiến ai cũng phải thích thú với mỗi cây từ 20-80 trái. Hay vườn sầu riêng trái mọc đầy cả cây khi đến tháng 4-5.

Mít Malaysia ở vườn Ba Cống
Mít Malaysia ở vườn Ba Cống

Ngoài ra điểm cuối còn có tái hiện 1 cây cầu khỉ ở giữa ao cá tra. Một khung cảnh nên thơ đầy tính miệt vườn thú vị. Chắc chắn rằng ai cũng muốn check in một lần để khoe với bạn bè khi du lịch Cần Thơ.

Cây cầu khỉ ở vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ
Cây cầu khỉ ở vườn trái cây Cần Thơ

Cách đi vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ

Chúng ta sẽ có 2 cách đi đến miệt vườn tại đây: Đường thủy và đường bộ.

Đi cùng chợ nổi Cái Răng

Nhà vườn chú Ba Cống Cần Thơ nằm trên một con rạch nhỏ. Sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng bằng ghe thuyền, bạn có thể di chuyển đến đây bằng đường thủy. Khá tiện dành cho những ai đi tham quan 4-5 tiếng với cung đường: Chợ nổi Cái Răng - Nhà vườn Ba Cống - Lò hủ tiếu truyền thống.

Có thể đến vườn Ba Cống bằng tàu thuyền
Có thể đến vườn Ba Cống bằng tàu thuyền

Để đi nhà vườn Ba Cống bạn cần thuê tàu đi chợ nổi Cái Răng với thời gian 4-5 tiếng. Tuy vậy bạn có thể đăng ký đi tour ghép đoàn cùng nhiều người để giá rẻ hơn. Giá tour chợ nổi Cái Răng ghép đoàn Cần Thơ thường khoảng 200.000đ - 250.000đ/người.

Đi xe máy đến nhà vườn Ba Cống

Ngoài ra nếu bạn chỉ muốn đi tham quan vườn trái cây thì có thể di chuyển bằng đường bộ đến đây. Bạn di chuyển qua con Rạch Nhỏ nằm ở giữa đoạn đường từ chợ nổi Cái Răng đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam và kdl Mỹ Khánh. Tham khảo Google Maps đường đi đến vườn trái cây Ba Cống.

Địa chỉ nhà vườn Ba Cống: Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ.



Đánh giá vườn trái cây Ba Cống Cần Thơ của khách du lịch

Bạn Thanh Tai đánh giá 5/5: "Vườn sạch đẹp, trái cây không nhiều do vườn du lịch chứ không phải vườn năng suất. Ao cá tra bự đã lắm Trái cây ngon giá hợp lí, phục vụ rất tốt. Rất thích bộ bàn ghế ngồi ăn. Khách Tây rất nhiều."

Đánh giá khách du lịch vườn trái cây Ba Cống trên Google Maps
Đánh giá khách du lịch vườn trái cây Ba Cống trên Google Maps

https://ift.tt/35BLbKa #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Lịch sử Vân Sơn Tự Côn Đảo

Vân Sơn Tự hay còn gọi là chùa Núi Một được chính quyền thời Mỹ Ngụy xây dựng năm 1961. Điều đăc biệt là khi ấy chính quyền có khuynh hướng đẩy mạnh phát triển của Công Giáo nhưng lại cho xây dựng ngôi chùa tại Côn Đảo. Một hòn đảo nhạy cảm về chính trị, một căn cứ nhà tù quan trọng xây dựng một ngôi chùa lạ lẫm trên một ngọn núi nhỏ.
Vân Sơn Tự tại Côn Đảo
Vân Sơn Tự tại Côn Đảo
Mục đích chính xây dựng chùa là để tuyên truyền sự tự do tôn giáo tín ngưỡng của chính quyền. Đặc biệt là khi các phong trào liên quan tôn giáo cho rằng chính quyền Mỹ Ngụy đang thiên vị Công Giáo và chèn ép Phật Giáo. Thêm vào đó là những nghi ngại về nhân quyền xung quanh nhà tù chính trị Côn Đảo đang tăng cao.
Sau đó là những năm tháng lao động khổ sai cực khổ của nhiều người tù và công nhân xây dựng để hình thành ngôi chùa này. Với những dụng cụ không quá phát triển, nhiều người phải khuân vác vật liệu từ chân núi lên đỉnh núi để xây dựng chùa.
Sau khi hoàn thành, chùa trở thành một nơi tâm linh Phật Giáo được nhiều người dân đến cúng bái.
Ngày 4/9/2009, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận đây là di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp tỉnh.
Năm 2010 dự án “Đầu tư và xây dựng tôn tạo di tích chùa Núi Một” được khởi công với vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Sau 1 năm xây dựng thì ngày 3/12/2011 công trình Vân Sơn Tự (chùa Núi Một) được hoàn thành. Diện tích toàn bộ nơi đây là 19.434m2.
View biển của Vân Sơn Tự
View biển của Vân Sơn Tự
Giới thiệu bạn một điểm tham quan mới gần Cần Thơ (cách 40km): Lung Ngọc Hoàng.
#condao #côn_đảo #vansontu #vân_sơn_tự #condaocogi #mientaycogi #huynhhieutravel #mientay #dulichcondao

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Cần Thơ University

Hình ảnh đại học Cần Thơ với góc flycam toàn cảnh cho chúng ta cái nhìn mới về ngôi trường lớn nhất miền Tây và có thể là lớn nhất Việt Nam này. Từ các điểm đặc trưng như Trung tâm học liệu, hội trường rùa đến văn phòng các khoa công nghệ, khoa thủy sản, khoa sư phạm và cả ký túc xá rộng lớn của trường. Hãy cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh nhé!
Đại học Cần Thơ - CTU
Đại học Cần Thơ – CTU
Đại học Cần Thơ là trường học lớn đào tạo sinh viên với nhiều ngành nghề với 98 chuyên ngành đại học, 45 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành nghiên cứu sinh.
Đặc biệt đại học Cần Thơ là trường đi đầu trong các nghiên cứu khoa học về nông nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trường đã tạo nên sự chuyển biến tích cực về mặt kỹ thuật, giống cây trồng và những phương pháp sản xuất cải tiến cho nền nông nghiệp miền Tây.
Khoa nông nghiệp Đại học Cần Thơ Flycam
Khoa nông nghiệp Đại học Cần Thơ Flycam
Thêm vào đó trường Đại học Cần Thơ CTU cũng mang đến những giải pháp công nghệ thông tin mới. Trường đang có nhiều cải tiến tích cực về những ngành nghề mới, đào tạo con người phục vụ cho miền Tây nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Khoa sư phạm Đại học Cần Thơ
Khoa sư phạm Đại học Cần Thơ
Tổng diện tích lên đến hơn 200ha (Trường được xem lớn nhất hiện nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam chỉ gần 200ha).
  • Khu 1: 5ha.
  • Khu 2: 87ha.
  • Khu 3: 0,65ha.
  • Khu Hòa An: hơn 140ha. (Trích nguồn từ Báo Mới)
Như vậy tổng của ĐHCT nếu tính diện tích cả 4 khu là lớn nhất Việt Nam.
Đại học Cần Thơ ven một con sông
Đại học Cần Thơ ven một con sông
Đặc biệt bên trong trung tâm học liệu đại học Cần Thơ (Một thư viện hiện đại) với hàng nghìn bộ sách, máy tính với internet tốc độ cao cho sinh viên truy cập học tập. Việc học tập, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn cho những ai thật sự tìm tòi, học hỏi.
Trung tâm học liệu Flycam
Trung tâm học liệu Flycam
Riêng lịch sử trường đã có hơn 50 năm hoạt động. Nó ban đầu là viện Đại Học Cần Thơ được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1966. Năm đầu tiên có 985 sinh viên ghi danh học. Tuy vậy đến nay mỗi năm trường ĐH Cần Thơ đào tạo lên đến 50.000 sinh viên với khoảng 9.000 – 10.000 sinh viên đầu vào hàng năm.
Nhà điều hành Đại học Cần Thơ
Nhà điều hành Đại học Cần Thơ
THEO BẢNG XẾP HẠNG UNIRANK NĂM 2018, ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỨNG ĐẦU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, ĐỨNG THỨ 3 TẠI MIỀN NAM VÀ ĐỨNG THỨ 5 TẠI VIỆT NAM.
CÒN THEO BẢNG XẾP HẠNG WEBOMETRICS NĂM 2019, ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỨNG ĐẦU TẠI MIỀN NAM VÀ ĐỨNG THỨ 3 TẠI VIỆT NAM.
CÒN THEO BẢNG XẾP HẠNG QUACQUARELLI SYMONDS (QS) ĐẠI HỌC CẦN THƠ NẰM TRONG NHÓM 300 TRƯỜNG ĐẠI HỌC/ NHÓM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT NHẤT CHÂU Á.
Wikipedia.org
Khoa công nghệ nhìn từ trên cao xuống
Khoa công nghệ nhìn từ trên cao xuống
#cantho #đại_học_cần_thơ #dhct #ctu #canthouniversity #daihoccantho #canthocogi #mientaycogi #huynhhieutravel #mientay

Lò hủ tiếu Cần Thơ | Truyền thống với 44 năm | Cách đi | Độc đáo Pizza

Lò hủ tiếu Cần Thơ với truyền thống hơn 44 năm tuổi. Đây là nét đặc trưng thú vị dành cho khách khám phá nét đẹp Cần Thơ. Đặc biệt là địa điểm này nằm ngay trên đường tham quan chợ nổi Cái Răng. Rất tiện lợi để ghé tham quan khi đi xuồng máy hoặc ghe thuyền. Hãy cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu những nét đặc trưng về nó nhé!

Người làm hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ
Người làm hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ

Lò hủ tiếu Cần Thơ có gì

Lò hủ tiếu truyền thống Cần Thơ với 44 năm tuổi. Ngoài món Pizza hủ tiếu độc lạ, bạn còn được khám phá và trải nghiệm quy trình sản xuất hủ tiếu truyền thống tại đây. Thêm vào đó bạn còn có thể mua nhiều quà đặc sản Cần Thơ mang về nhà.

https://www.youtube.com/watch?v=TVIg0hLHReg

Độc lạ với Pizza hủ tiếu

Pizza hủ tiếu là tên gọi một món ăn lạ lẫm kết hợp truyền thống Việt và món ăn pizza của người Ý. Món ăn này từ 5 năm trước đã có thời kỳ nổi tiếng làm mưa làm gió ở Cần Thơ. Nó xuất hiện dày đặc trên các tờ báo khác nhau viết về pizza hủ tiếu.

Hủ tiếu bột gạo được chiên giòn lên trong chảo dầu nóng. Sau đó là để lên một lớp đậu phộng hay mè ăn kèm nước chấm như tương ớt. Nếu cầu kỳ hơn, có thể thêm trứng chiên, thịt khìa, tôm luộc, hành, tỏi sấy,...

Phơi bột hủ tiếu
Phơi bột hủ tiếu

Đặc biệt nếu thấy thích bạn có thể mua nguyên liệu về tự chiên lên. Sau đó là tự thêm vào những nguyên liệu mình thích. Chắc chắn bạn sẽ có 1 bữa ăn độc lạ đầy thú vị.

Du khách nước ngoài tham quan lò hủ tiếu Cần Thơ
Du khách nước ngoài tham quan lò hủ tiếu Cần Thơ

Tìm hiểu quy trình sản xuất hủ tiếu truyền thống 44 năm

Một truyền thống có từ hơn 44 năm về trước, tức hình thành vào khoảng năm 1975. Nó gắn liền với ông Hai, chủ nhân và cũng là 1 nghệ nhân lành nghệ tại Cần Thơ. Một lò hủ tiếu có tuổi đời lớn gần gấp đôi tuổi của mình. Chắc hẳn nó sẽ có nhiều điều thú vị để chúng ta tìm hiểu.

Đầu tiên là các công đoạn để sản xuất hủ tiếu truyền thống tại đây:

  • Bước đầu là dùng trấu đốt lò nóng lên.
  • Sau đó dùng một lớp bột gạo pha tráng lên một lớp mỏng. Sau khoảng 20 giây sẽ có thành phẩm là một lớp bột chín.
  • Tiếp theo trải lớp bột đó lên giá gỗ và phơi nắng một thời gian cho khô.
  • Sau khi lớp bột đã cứng lại thì để lên máy cắt, cắt miếng bột thành những sợi hủ tiếu như khi chúng ta ăn.

Tận tay làm hủ tiếu truyền thống
Tận tay làm hủ tiếu truyền thống

Tưởng chừng như đơn giản. Nhưng thật sự chúng ta cần khá nhiều kỹ thuật và sự kiên nhẫn khi làm hủ tiếu tại đây. Mỗi ngày ông Hai phải làm quần quật 10-12 tiếng đồng hồ để sản xuất hủ tiếu. Môi trường xung quanh là một lò lửa khá nóng. Ông đùa rằng: "Tôi chả cần đi xông hơi matxa làm chi đâu, ngày nào cũng được xông bên lò lửa thế này nè".

Khi tham quan, bạn sẽ được tận tay thử tráng bột và đem miếng bánh đã chín lên giá phơi. Tưởng chừng như nó khá đơn giản nhưng không phải ai cũng làm hoàn hảo được. Nhiều người đã thất bại và làm nhăn cấu trúc hình tròn của vỏ bánh.

Tráng bột ở lò hủ tiếu Cần Thơ
Tráng bột ở lò hủ tiếu Cần Thơ

Gian hàng lưu niệm đa dạng

Chắc hẳn với nhiều người đi du lịch từ miền Trung hay miền Bắc vào khá quan tâm đến việc mua quà lưu niệm về. Ngoài hủ tiếu tươi đủ loại từ sợi hủ tiếu xanh của lá dứa, màu đỏ của gấc đến màu trắng của bột gạo. Thì gian hàng lưu niệm với đủ thứ hàng bánh, rượu độc lạ ở khắp nơi miền Tây chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Gợi ý cho bạn là khô "vũ nữ chân dài" (Khô nhái) được xem là đặc sản khá ngon và độc lạ để làm quà. Chiên hay nướng lên rồi nhâm nhi cùng vài ba cốc rượu là tuyệt vời luôn.

Hướng dẫn làm hủ tiếu truyền thống
Hướng dẫn làm hủ tiếu truyền thống

Cách đi đến lò hủ tiếu Cần Thơ Quê Tôi

Lò hủ tiếu Quê Tôi khá gần chợ nổi Cái Răng. Có 2 cách để đi đến đây là đường bộ hoặc đường thủy.

Nếu bạn thuê ghe hay đi tour thì chỉ cần kêu người lái đó ghé lại lò hủ tiếu Quê Tôi là được. Thường chi phí sẽ không cộng thêm vì nó nằm ngay đường về. Chỉ cần quẹo vào 1 con rạch cách đó vài trăm mét.

Nếu bạn đi đường bộ có thể chạy xe qua cầu Cái Răng, bọc xuống đường Võ Tánh. Sau đó đi thẳng qua Trung Tâm Du Lịch Quận Cái Răng. Đi đường đến gần cầu Cái Răng nhỏ. Tham khảo địa chỉ Google Maps lò hủ tiếu truyền thống Quê Tôi.

Giờ mở cửa: 5h30 - 17h00

Địa chỉ: 02 Yên Hạ, Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.



Tìm hiểu thêm về cách tham quan, review về chợ nổi Cái Răng: Du lịch Chợ nổi Cái Răng.

Đánh giá về lò hủ tiếu Quê Tôi Cần Thơ

Bạn Mr. Duy đánh giá 5/5: "Chủ yếu đến thăm quan và xem cách người dân làm hủ tiếu".

Bạn Dung Nguyễn đánh giá 4/5: "Mình đến đây được 2 lần rồi, vì 2 lần đều đi theo nhóm nên đi tham quan chợ nổi Cái Răng xong là chú lái thuyền chở vào đây mua quà. Đây có bán món hủ tiếu chiên giòn ngon lắm, hình như 30k hay 35k bịch đó, mua 10 tặng 1. Bên trong còn bán đủ loại đặc sản".

Bạn Nguyen Trong Do đánh giá 5/5: "Đây là nơi sản xuất ra rất nhiều loại hủ tiếu.Là địa điểm du lịch nổi tiếng của Cần Thơ."

Đánh giá lò hủ tiếu Quê Tôi trên Google Maps
Đánh giá lò hủ tiếu Quê Tôi trên Google Maps

https://ift.tt/2On4vFu #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Văn hóa dân tộc Mạ

Dân tộc mạ là những người dân bản địa sống ở Tây Nguyên từ lâu đời. Văn hóa của họ được hình thành và mô tả qua các sử thi, truyền thuyết rất sống động.

Trang phục dân tộc Mạ

PHỤ NỮ MẶC VÁY QUẤN DÀI QUÁ BẮP CHÂN, ÁO CHUI ĐẦU VỪA SÁT THÂN DÀI TỚI THẮT LƯNG, KÍN TÀ. NAM ĐÓNG KHỐ, ÁO HỞ TÀ, VẠT SAU DÀI HƠN VẠT TRƯỚC. MÙA LẠNH, NGƯỜI GIÀ THƯỜNG KHOÁC THÊM TẤM MỀN. NGƯỜI MẠ CÓ TẬP QUÁN CÀ RĂNG, CĂNG TAI, PHỤ NỮ THÍCH ĐEO CHUỖI HẠT CƯỜM NHIỀU MÀU SẮC. THANH NIÊN MANG NHIỀU VÒNG ĐỒNG Ở CỔ TAY CÓ NGẤN KHẮC CHÌM NHƯ LÀ KÍ HIỆU CỦA CÁC LỄ HIẾN SINH TẾ THẦN LINH, CẦU MÁT CHO CHÍNH MÌNH.

Quan hệ trong làng

Mỗi làng sẽ có một chủ làng đứng đầu. Chủ làng sẽ lo nhiệm vụ cúng tế, thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Quan hệ gia đình được coi trọng ở dân tộc Mạ. Một gia đình lớn sẽ sinh sống cùng nhau với một người chủ gia đình (thường là người lớn tuổi nhất). Người chủ gia đình sẽ có quyền điều hành mọi hoạt động và phân công công việc trong gia đình.
Người dân tộc Mạ hòa thuận cùng nhau
Người dân tộc Mạ hòa thuận cùng nhau

Cưới hỏi

Quyền chủ động hôn nhân do bên nhà trai, nhưng sau lễ cưới nếu nhà trai nộp đủ sính lễ thì đôi vợ chồng chỉ ở lại nhà gái 8 ngày, còn không, chàng trai phải ở rể đến khi nộp đủ mới được đưa vợ về ở nhà mình.

Sinh đẻ

Khi sinh con trai, nhau của đứa trẻ đựng trong vỏ trái bầu khô chôn trước nhà, nếu sinh con gái nhau chôn sau nhà. Sang ngày thứ 8, người mẹ bồng con ra sân tắm nắng ; nếu con trai phải mang theo xà gạt, nỏ, dao vót nan ; nếu con gái mang theo gùi, rìu chẻ củi, túi đựng cơm và dụng cụ dệt vải. Đứa bé mới ra đời thường đặt tên theo ông bà đã mất. Con trai đặt tên theo vần của chú, bác, cậu. Con gái theo vần của dì, cô.

Ma chay

Quan tài là một cây gỗ bổ đôi, khoét rỗng. Cách trang trí vừa mang dáng dấp một ngôi nhà dài, vừa thể hiện hình con trâu được cách điệu hóa. Người chết được chia một số tài sản sang thế giới bên kia như xà gạc, rìu, ché, váy áo chôn cùng huyệt hoặc bỏ rải rác xung quanh mộ. Sau lễ mai táng thì bỏ mả và tang chủ phải kiêng 7 ngày không được vào rừng hoặc lên rẫy.

Thờ cúng

Người Mạ tin có Thần (Yang). Họ thờ cúng nhiều Yang như Yang Hiu (Thần Nhà), Yang Koi (Thần Lúa), Yang Bơnơm (Thần Núi). Họ thường giết súc vật tế thần vào những dịp được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc. Lễ hiến sinh lớn nhất là lễ đâm trâu, thường được thực hiện lúc kết thúc mùa rẫy.
Phong tục rót rượu cần mời khách vào nhà
Phong tục rót rượu cần mời khách vào nhà

Học hành

Người Mạ không có chữ viết, nền văn hóa dân gian Mạ vẫn sống bằng lối sống nghìn xưa – thuộc lòng và truyền miệng.

Văn nghệ

Vốn văn học nghệ thuật dân gian khá phong phú gồm nhiều truyền thuyết, truyện cổ và những bài dân ca trữ tình gọi là tam bớt. Nhạc cụ truyền thống là bộ chiêng đồng 6 chiếc không núm. Khi hòa tấu có trống bịt da trâu đánh giáo đầu, giữ nhịp và đổ hồi trước khi kết thúc. Con trai Mạ thường thổi khèn bầu, sáo trúc, tù và bằng sừng trâu.
Đánh cồng chiêng dân tộc Mạ
Đánh cồng chiêng dân tộc Mạ

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Ngập lut tại Cần Thơ

Nước ngập ở Cần Thơ do ảnh hưởng của triều cường. Từ lâu người dân Cần Thơ đã dần quen với cảnh ngập lụt bởi triều cường vào các tháng 8,9 và 10 âm lịch hàng năm. Đỉnh điểm sẽ là những ngày đầu tháng hay rằm âm lịch. Khi ấy nước thủy triều dân cao tràn cả bờ sông.
“TRIỀU CƯỜNG LÀ HIỆN TƯỢNG THỦY TRIỀU CÓ NƯỚC DÂNG CAO NHẤT. HIỆN TƯỢNG TRIỀU CƯỜNG XÃY RA LÀ DO SỰ THAY ĐỔI LỰC HÚT CỦA MẶT TRĂNG VÀ MẶT TRỜI TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH TRÊN TRÁI ĐẤT KHI TRÁI ĐẤT QUAY”.
Đường Mậu Thân Cần Thơ ngập lụt như một dòng sông
Đường Mậu Thân Cần Thơ ngập lụt như một dòng sông
Rất may mắn là trước và vào ngày triều cường thì Cần Thơ mưa không quá nhiều. Vì vậy hiện tượng ngập nước vẫn trong mức ổn định và người dân không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy vậy những bất cập của việc ngập nước vẫn gây ảnh hưởng khá nhiều với những hộ nghèo sống trong những nhà tạm bợ hay dân công sở đi làm qua các tuyến đường ngập.
Ngập nước ở chùa Tàu Cần Thơ
Ngập nước ở chùa Tàu Cần Thơ
Hiện trạng ngập ở Cần Thơ thường có điểm nút ở bến Ninh Kiều, đường Mậu Thân và đặc biệt con hẻm sinh viên 51. Những địa điểm tập trung mật độ giao thông cao lại vừa bị nước ngập gây ách tách giao thông khá nhiều. Ngoài ra nhiều tỉnh thành khác ở miền Tây cũng bị tình trạng tương tự như Vĩnh Long, An Giang,…
Bến Ninh Kiều bị ngập
Bến Ninh Kiều bị ngập
#mientay #nuocngap #cantho #canthocogi #mientaycogi #huynhhieutravel