Chùa Đất Sét xây dựng theo lối kiến trúc chùa xưa ở Việt Nam. Bước vào sẽ thấy một cổng tam quan đề Bửu Sơn Kỳ Hương (Theo tên chính thức là chùa Bửu Sơn, cái tên chùa Đất Sét là tên dân gian gọi). Nổi bật với màu đỏ và vàng đan xen. Phía trên là mái ngói và tượng rồng ở trên mái.
Nhưng điều lạ lùng mà nhiều người không biết là từ cổng tam quan bước vào thì chúng ta đi từ phía sau của chùa vào. Chùa xây dựng từ lâu và theo hướng phong thủy ngược hoàn toàn mặt lộ. Nhiều người hay đi từ cổng sau vào thẳng chùa, nhưng thật chất bạn phải đi thẳng ra phía sau để đi đúng hướng từ chánh điện vào.
Ở “phía trước” chùa là khuôn viên rộng với tượng Bồ Tát Quan Âm cao hơn 2m và 2 đồng tử hầu hai bên. Ngoài ra phía bên hông còn có tượng mô phỏng Phật thuyết pháp 5 vị Kiều Trần Như. Và mộ phần của ông Ngô Kim Tòng với 2 tượng Tiên Hạc 2 bên.
Đặc biệt bên trong có nhiều hiện vật ấn tượng ngoài 4 cặp nến khổng lồ:
PHO TƯỢNG “BẢO TÒA THỈNH PHẬT TRỤ THẾ TRUYỀN THÁP LUẬN” CÓ ĐẾN 1000 CÁNH SEN.THÁP ĐA BẢO CAO 3,5 M, CÓ 13 TẦNG VỚI 208 CỬA VỊ THẦN, PHÍA CHÂN THÁP CÓ 126 CON RỒNG NÂNG ĐỠ.
Lịch sử chùa Đất Sét
Đầu thế kỷ 20 ngôi chùa được thành lập, đây là ngôi chùa của dòng họ “Ngô Cư Sĩ Học Phật Tu Nhơn”. Theo quy định thì trụ trì luôn là con cháu trong dòng họ Ngô.
Tuy vậy đến thời ông Ngô Kim Tòng thì ngôi am nhỏ của dòng họ Ngô mới bắt đầu phát triển. Ông là vị trụ trì thứ 4 nối nghiệp cha mình là ông Ngô Kim Đính từ năm 38 tuổi. Và bà Ngô Thị Bạch Tuyết là người chị thứ 2 cùng quản lý ngôi chùa Đất Sét này cùng ông.
#chuadatset #chùa_đất_sét #dulichsoctrang #soctrang #mientaycogi #soctrangcogi #mientay #huynhhieutravel |
Từ nhỏ ông đã có thể chất khá yếu và thường xuyên đổ bệnh. Từ đó ông không đến trường học tập nhiều mà chuyển sang đam mê đất sét. Ông tự mài mò, học tập cách nặng tượng đất sét.
Sau đó từ năm 20 tuổi ông đã bắt đầu nặng những tượng đất sét đầu tiên đặt vào chùa. Từ đó suốt 42 năm ông đã nặng gần 2000 tượng đất sét khác nhau đặt tại chùa. Đặc biệt ngoài nặng tượng, ông cũng đã cho chế tạo 4 cặp nến khổng lồ đến giờ vẫn còn trưng bày tại chùa.
Tham khảo thêm một ngôi chùa khá độc đáo khác: Vân Sơn Tự tại Côn Đảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét