Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Đồi Tức Dụp An Giang | Ở đâu | Giá vé KDL | Kinh nghiệm du lịch | Lịch sử

Đồi Tức Dụp An Giang là điểm du lịch tham quan thu hút khá nhiều du khách khi đến Tri Tôn. Khu du lịch mang nét tiêu biểu của vùng núi non xinh đẹp trong dãy Thất Sơn của An Giang. Những hang động tự nhiên đan xen lên đến gần 2km. Ngoài khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, nơi đây còn được biết đến là điểm check in thu hút với đoạn đường cầu thang trải dài trên đồi. Thêm vào đó kdl cũng xây dựng khá nhiều khu tham quan, trò chơi và cả nhà bảo tàng các di tích lịch sử.

Đường lên đồi với hoa phượng đỏ nở rực rỡ
Đường lên đồi với hoa phượng đỏ nở rực rỡ

Khu du lịch Đồi Tức Dụp ở đâu

Khu du lịch đồi Tức Dụp cách hồ Tà Pạ khoảng 9km, cách Long Xuyên khoảng 62km, cách Cần Thơ khoảng 120km và cách Sài Gòn khoảng 250km. Khu du lịch nằm trên ngọn đồi trong dãy núi Thất Sơn hùng vĩ.

Đồi tức dụp nằm ở đâu

Giờ mở cửa: 7h00 - 17h00.

Số điện thoại: 02963771003.

Địa chỉ: Đường 15, An Túc, Tri Tôn, An Giang.

Google Maps: https://goo.gl/maps/yyBmqSd89s4FvFX17



Du lịch Đồi Tức Dụp có gì

Đồi Tức Dụp cao 216 mét, diện tích 2,2 km2. Bên trên đồi là rừng cây và nhiều dãy đá khác nhau, đặc biệt là dãy đá granite tự nhiên trải dài khắp ngọn đồi. KDL cũng được nâng cấp với nhiều trò chơi và có cả bảo tàng quân khí bên dưới ngọn đồi.

Đồi tức dụp có gì

Hang động được tạo ra từ đá Granite tự nhiên dài nhất và đẹp nhất Việt Nam

Đồi Tức Dụp có địa lý như hình 1 cánh chim phượng hoàng bao quanh những hang động lớn nhỏ và rừng cây. Xung quanh con đường lên thẳng đỉnh đồi là những hòn đá Granite tự nhiên bao phủ. Dãy hang động từ đá granite được xác lập kỷ lục là dài nhất Việt Nam.

Kỷ lục hang động có đá granite tự nhiên dài nhất Việt Nam
Kỷ lục hang động có đá granite tự nhiên dài nhất Việt Nam

Con đường xi măng với hai thành gỗ trải dài tạo thành khung cảnh độc đáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Những hang động trải dài liên tục còn gọi là "lò ảng" với chiều dài khoảng 1,6km.

Khám phá hang động khu du lịch đồi Tức Dụp Tri Tôn An Giang
Khám phá hang động khu du lịch đồi Tức Dụp Tri Tôn An Giang

Xung quanh đồi là những hang động, hang đá khác nhau tạo thành địa thế khá phức tạp. Nó cũng làm nên những nét tham quan hấp dẫn của ngọn này. Một số hang động trống trãi, một số thì nhiều hòn đá tạo thành những hình thù lạ kỳ hấp dẫn.

Khách du lịch khám phá dãy đồi
Khách du lịch khám phá dãy đồi

Những trò chơi hấp dẫn

Khu phức hợp giải trí du lịch Đồi Tức Dụp có khá nhiều không gian trò chơi khác nhau. Nó trải dài từ các ngọn đồi đến không gian hồ nước.

Giới thiệu dịch vụ trò chơi đồi Tức Dụp Tri Tôn An Giang
Giới thiệu dịch vụ trò chơi đồi Tức Dụp Tri Tôn An Giang

Dịch vụ vui chơi giải trí

  • Tàu lượn trên không.
  • Bóng lăn trên mặt nước.
  • Bơi thuyền thúng.
  • Du thuyền mặt hồ.
  • Thuê trang phục bộ đội.
  • Đi dây, đi xe đạp, bơi thuyền trên mặt hồ.
  • Tham quan trại cá sấu khổng lồ.
  • Tham gia các trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, đập heo đất, đi dây giăng,...
  • Điều đặc biêt là những trò chơi mang tính đặc trưng như trường bắn súng bằng đạn thật.

Các điểm tham quan

  • Hang động Granite dài nhất Việt Nam.
  • Suối cá thần.
  • Đồi mộng mơ.
  • Cánh đồng ngàn hoa.
  • Cầu tình yêu.
  • Vườn thú.
  • Thác đá tiên tắm.
  • Phim tư liệu.
  • Nhà truyền thống.
  • Đài tưởng niệm.
  • Khu ẩm thực và nghĩ dưỡng.

Bên trong khu du lịch còn có con đường dẫn lên các điểm tham quan trên ngọn đồi. Bạn có thể check in các điểm tham quan, ngắm nhìn cảnh quan hoa cỏ xung quanh và không gian bên dưới ngọn đồi. Bạn cũng có thể dừng lại và dã ngoại ăn uống, ngắm cảnh quan thoáng đãng trên ngọn đồi.

Bảo tàng quân khí ở ngọn đồi 2 triệu đô la

Đồi Tức Dụp cũng là một di tích cách mạng với những tái hiện lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Bên trong có cả sa bàn và những người hướng dẫn kể về những chiến tích và hoạt động cách mạng của các chiến sĩ trước đây trên ngọn đồi. Đặc biệt là trận đánh 128 ngày liên tục của các chiến sĩ tại đây. Tức Dụp không chỉ là điểm vui chơi giải trí thú vi hay cắm trại ngoài trời, mà nó còn là điểm về nguồn thú vị.

Mô phỏng quân sự sa bàn ở trong hang động đồi Tức Dụp
Mô phỏng quân sự sa bàn ở trong hang động đồi Tức Dụp

Tại sao gọi đồi Tức Dụp là ngọn đồi 2 triệu đô? Cái tên ngọn đồi 2 triệu đô cũng gắn liền với chiến tích của các chiến sĩ cách mạng. Quân đội Mỹ đã treo giải thưởng đến 2 triệu đô la cho quân đội nếu tiêu diệt được quân cách mạng ẩn náu trên đồi. Từ đó, người ta cũng bắt đầu gọi tên đồi Tức Dụp với cái tên ngọn đồi 2 triệu đô.

Tức Dụp đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử kháng chiến cấp quốc gia và trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đến Tức Dụp, du khách có thể tham quan những địa danh nằm trong quần thể di tích lịch sử đã được ghi nhận, gìn giữ, tôn tạo như: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa hơn 150 người), Hang Quân y, Hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, Hang của Ban Chỉ huy quân sự, Hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y và Hang Tiên Nữ…

Nhóm du khách về nguồn
Nhóm du khách về nguồn

Giá vé khu du lịch đồi Tức Dụp

Bảng giá vé khu du lịch Đồi Tức Dụp 2021:

  • Giá vé vào cổng: 20.000đ. Bạn có thể tham gia các trò chơi dưới nước như bơi thuyền, bơi thúng, tàu lượn, đạp nước, thuê trang phục bộ đội,...
  • Giá vé trò bắn súng: 10.000đ/viên đạn thật.
  • Câu cá sấu: 5.000đ/miếng mồi.
  • Đạp nước: 20.000đ/thuyền/10 phút.
  • Giá vé gửi xe: 5.000đ/xe máy, 20.000đ/xe ô tô.

Khách du lịch nói gì về nó

Bạn Thuan Nguyen đánh giá 4/5: "Là khu du lịch rộng rãi, nhà vệ sinh sạch sẽ, có nhiều cảnh quan đẹp, khu vui chơi, bắn súng đạn thật, dc leo đồi để hiểu hơn về nơi các chiến sĩ bộ đội ngày xưa sống và chiến đấu".

Cây cối bao phủ xanh mát
Cây cối bao phủ xanh mát

Bạn Nguyen Anh Thy đánh giá 3/5: "Nơi đây khá đẹp với cảnh núi đồi và hang động còn hoang sơ và vắng vẻ, đường đi từ thị trấn Tri Tôn vào đến khu du lịch khá xấu và nhỏ. Nhưng được cái là vào mùa lúa chín rất đẹp, một bên là núi đá và một bên là cánh đồng bát ngát vàng ơm, xa xa vài cây thốt nốt lẻ loi soi bóng bên bờ ruộng. Đâu đó một vài ngôi chùa Khmer rêu phong thấp thoáng lặng yên bên đường cùng năm tháng. Rất đẹp! Bên trong khu du lịch Tức Dụp giống một công viên hơn, rộng lớn với nhiều cây xanh, ao hồ vài con vật để khách tham quan. Giá vé tham quan khá cao 60k/vé."

Đánh giá kdl đồi Tức Dụp của khách du lịch
Đánh giá kdl đồi Tức Dụp của khách du lịch

Truyền thuyết ngọn đồi Tức Dụp An Giang

Nguồn gốc tên Tức Dụp bắt nguồn từ chữ "Tuc Chup" trong tiếng gọi của người Khmer. Nó có nghĩa là Tiếng nước chảy trong đêm. Hàng đêm, tiếng róc rách của những con suối chảy tạo thành âm thanh trong vắt vang vang trên ngọn đồi. Sự bình yên của thiên nhiên khiến người xưa ấn tượng và gọi nó là Tuc Chup. Sau này người Kinh di cư đến đây, họ vẫn dùng cái tên bản địa nhưng có phần đọc chạy đi là Tức Dụp.

Nguồn gốc tên gọi đồi Tức Dụp

Truyền thuyết kể răng đồi Tức Dụp là nơi vui chơi của các Tiên Nữ khi hạ phàm. Nơi đây các tiên nữ hay vui đùa, ném đá với nhau. Một hôm vì bất cẩn, những hòn đá bị ném rơi xuống ngọn đồi. Từ đó nó tạo thành những hòn đá granite tự nhiên nằm khắp nơi trên ngọn đồi.

Một truyền thuyết khác kể về loài chim bất tử Phượng Hoàng. Nơi đây tương truyền từng là tổ của loài chim cao quý này. Những hòn đá khắp nơi đủ hình thù là trứng của chúng đẻ ra trên tổ. Người ta nói rằng, một ngày nào đó những cái trứng đó sẽ lại nở ra loài chim Phượng Hoàng bất diệt này.

Cánh đồng hoa giấy ở đồi Tức Dụp An Giang
Cánh đồng hoa giấy ở đồi Tức Dụp An Giang

Lịch sử đồi Tức Dụp

Năm 1964 - 1967, đồi Tức Dụp là nơi Tỉnh ủy, Ban chỉ huy quân sự tỉnh, huyện, thị,... họp bàn kế hoạch tác chiến đánh địch mở rộng các vùng giải phóng trong tỉnh.

Lịch sử đồi Tức Dụp

Năm 1975 - 1979, Tức Dụp là nơi căn cứ địa quan trọng trong chiến dịch chiến tranh biên giới với Khmer Đỏ. Hiện nay, bên trong phòng trưng bày vẫn lưu khá nhiều kỷ vật khác nhau thời chiến tranh và các những xe jeep, xe tăng,...

Ngày 30/4/1996, KDL đồi Tức Dụp được thành lập, mở ra hướng đi du lịch cho ngọn đồi xinh đẹp ở An Giang.

Hiện nay, đồi Tức Dụp đã được công nhận là di tích lịch sử kháng chiến.

Tìm hiểu thêm về những điểm vui chơi check in khi du lịch An Giang:

https://ift.tt/3pFmFCn #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Ảnh xưa Sóc Trăng | Tư liệu hình quý hiếm về Sóc trăng trước năm 1975s

Hình ảnh xưa Sóc Trăng bao gồm những tư liệu quý hiếm về các kiến trúc, cơ sở vật chất xưa hay những sự kiện lịch sử quan trọng trước năm 1975s trước đây. Những hình ảnh tái hiện ký ức và lịch sử đã đi qua hàng chục và có thể lên đến gần 100 năm. Những khu chợ cũ, những tòa bố, tòa nhà bungalow, phi trường Sóc Trăng và đặc biệt là tư liệu về chiến tranh Việt Nam ở Sóc Trăng. Hãy cùng kênh Miền Tây có gì tái hiện dòng thời gian xưa nhé!

Hình ảnh xưa Sóc Trăng từ thập niên 1920s

Hình ảnh Sóc Trăng được lưu giữ từ những thập niên 1920s thời Pháp thuộc đến trước 1975s.

Điền chủ Gressier được xem là một phú hộ giàu có bậc nhất bấy giờ của tỉnh Sóc Trăng. Ông mở nhiều nhà máy xay lúa khác nhau tại khu vực này.

Công ty Gressier kiểm soát khoảng 7.000 ha lúa dọc theo kênh xáng Xà No, có nhà máy xay lúa lớn, xây dựng đường băng vào cuối những năm 1930, hỗ trợ một trường học nông nghiệp trong một thời gian vào những năm 1910, và sau năm 1945 đã đóng góp một số Các sà lan chở gạo lớn của nó trở thành trang phục với súng máy để hải quân nước nâu của Pháp được gọi là Dinassaut sử dụng để hộ tống các đoàn xe chở gạo đến Chợ Lớn.

Chợ của người Việt Nam gần nhà máy xay lúa Gressier
Chợ của người Việt Nam gần nhà máy xay lúa Gressier

Khu chợ Sóc Trăng là trung tâm nhộn nhịp nổi bật của cả tỉnh.

Chợ cá Sóc Trăng thập niên 1920s - 1930s
Chợ cá Sóc Trăng thập niên 1920s - 1930s

Quang cảnh cầu cảng Sóc Trăng thập niên 1920s
Quang cảnh cầu cảng Sóc Trăng thập niên 1920s

Con đường ở Sóc Trăng thập niên 1920s
Con đường ở Sóc Trăng thập niên 1920s

Đường phố Sóc Trăng
Đường phố Sóc Trăng

Nhiều kiến trúc công trình hành chính được xây theo kiến trúc kiểu Pháp. Bạn dễ dàng nhìn ra những đơn vị hành chính cũ như Tòa Án, Ty Bưu Điện,... Đặc biệt là thời Pháp chia trường học thành trường nữ sinh và nam sinh.

Nhìn ra khu bungalow ven sông, một vị trí đắc địa nhất bấy giờ ở Sóc trăng.

Khu bungalow thị xã Khánh Hưng (Trung tâm Sóc Trăng) năm 1961 | Photo by Howard Sochurek
Khu bungalow thị xã Khánh Hưng (Trung tâm Sóc Trăng) năm 1961 | Photo by Howard Sochurek

Sóc Trăng cũng nổi bật với nhiều ngôi chùa Khmer khác nhau. Đến bây giờ đặc trưng đó vẫn được xem là nét văn hóa nổi bật của Sóc Trăng.

Cầu quay là công trình có mặt xuyên suốt ở khắp các tỉnh miền Tây. Nó là cây cầu giúp kết nối giao thông quan trọng các vùng trung tâm tỉnh lị.

Cầu quay Sóc Trăng thập niên 1920s
Cầu quay Sóc Trăng thập niên 1920s

Tuổi thơ vùng quê thời bấy giờ là những ngày cưỡi trâu ra đồng.

Những đứa trẻ trên lưng trâu
Những đứa trẻ trên lưng trâu

Đến bây giờ, sự bình yên của Sóc Trăng vẫn gắn liền với những kênh nước, cây cối ven sông.

Một con rạch ở Kế Sách - Sóc Trăng
Một con rạch ở Kế Sách - Sóc Trăng

Cây cầu bắt qua con rạch thập niên 1920s
Cây cầu bắt qua con rạch thập niên 1920s

Vùng đất Ngã Năm - Phụng Hiệp trước đây là địa phận của tỉnh Sóc Trăng, nó giúp kết nối nhiều vùng đất khác nhau ở miền Tây: Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.

Xem hình ảnh: Ngã Năm Sóc Trăng ngày nay.

Thị trấn Phụng HIệp Việt Nam năm 1961 | Photo by Howard Sochurek
Thị trấn Phụng HIệp Việt Nam năm 1961 | Photo by Howard Sochurek

Hình ảnh Sóc Trăng với những biểu tượng khác nhau những năm 1960s.

Sóc Trăng năm 1966 - 1967
Sóc Trăng năm 1966 - 1967

Những tỉnh miền Tây trước đây là khu vực quan trọng để bỏ phiếu Tổng Thống VNCH. Đệ nhất Phu nhân Madame Nhu từng có chuyến du hành đến miền đất này.

Đệ nhất phu nhân Madam Nhu phát biểu trước đoàn thể phụ nữ ở tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) năm 1963
Đệ nhất phu nhân Madam Nhu phát biểu trước đoàn thể phụ nữ ở tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng) năm 1963

Khoảnh khắc trước khi lá cờ Mỹ được thay bằng cờ VNCH, các phi công Không lực Nam VN đứng xếp hàng trước một trong 62 chiếc trực thăng "Huey" UH-1 được chuyển giao cho họ vào ngày 4-11-1970, cùng với bộ chỉ huy phi trường Sóc Trăng.

Khoảnh khắc trước khi lá cờ Mỹ được thay bằng cờ VNCH | Xung quanh là các phi công không lực Nam Việt Nam
Khoảnh khắc trước khi lá cờ Mỹ được thay bằng cờ VNCH | Xung quanh là các phi công không lực Nam Việt Nam

Chụp hình cờ Cộng Sản năm 1962 | Photo by Dickey Chapelle
Chụp hình cờ Cộng Sản năm 1962 | Photo by Dickey Chapelle

Sóc Trăng là tỉnh thành giáp với Bạc Liêu, Hậu Giang, Trà Vinh và biển Đông.

Cầu Phú Lộc nối Sóc Trăng qua Bạc Liêu
Cầu Phú Lộc nối Sóc Trăng qua Bạc Liêu

Phân phát quần áo và thực phẩm cho người bản xứ ở Sóc Trăng trên đường đi Bạc Liêu ngày 16/5/1946
Phân phát quần áo và thực phẩm cho người bản xứ ở Sóc Trăng trên đường đi Bạc Liêu ngày 16/5/1946

Một bà mẹ và một đứa trẻ nhìn nhau từ một cái hố đào trên bờ kênh khi những người lính Nam Việt Nam thuộc Sư đoàn 21 đi ngang qua gần ngôi làng Đồng bằng sông Cửu Long này. Việt Cộng đã tràn qua tiền đồn của lực lượng bình dân khi Sóc Trăng và các binh sĩ của Sư đoàn 21 tiến về để chiếm lạ ngày 8/2/1968. Hình ảnh theo Bettmann / CORBIS.

Hai mẹ con trú ẩn dưới hầm ở ngoại ô Sóc Trăng năm 1968 | Chiến tranh Việt Nam
Hai mẹ con trú ẩn dưới hầm ở ngoại ô Sóc Trăng năm 1968 | Chiến tranh Việt Nam

Binh sĩ BĐQ và dân vệ Nam VN xếp hàng tại một phi trường gần Sóc Trăng để lên các trực thăng Mỹ nhằm tham gia một cuộc hành quân chống du kích. Vài giờ sau các binh sĩ Nam VN đã giao tranh với các du kích quân VC trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, (Ảnh của TQLC Mỹ từ UPI) (18/3/1962).

Binh sĩ chuẩn bị tiến vào chiến trường ở Sóc Trăng năm 1962
Binh sĩ chuẩn bị tiến vào chiến trường ở Sóc Trăng năm 1962

Ngày 27 tháng 9 năm 1968, Sóc Trăng, Nam Việt Nam, một thành viên của bộ binh thứ 9 tại Hoa Kỳ an ủi một Việt Cộng trẻ bị nghi ngờ trong suốt một quá trình càng quét gần Sóc Trăng, 70 dặm về phía nam Sài Gòn. Thanh niên đã được cho một số khẩu phần C trước khi bị đưa đi thẩm vấn. Hình ảnh của Bettmann / CORBIS.

Người lính Hoa Kỳ an ủi đứa trẻ đang khóc khi thấy cảnh Việt Cộng bị bắt ngoại ô Sóc Trăng | Chiến tranh Việt Nam
Người lính Hoa Kỳ an ủi đứa trẻ đang khóc khi thấy cảnh Việt Cộng bị bắt ngoại ô Sóc Trăng | Chiến tranh Việt Nam

Hình ảnh xưa Sóc Trăng thâp niên 1960s

Sĩ quan Đại đội trực thăng George Muccianti là người được phân công nhiệm vụ ở Sóc Trăng thập niên 1960s. Ông sinh năm 1923 (Qua đời năm 2005). Ông được miêu tả là người yêu thích hoạt động ngoài trời, câu cá,... Đam mê chụp ảnh và nằm trong đại đội trực thăng nên ông đã lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu quý giá tại vùng đất này.

Những đứa bé ở chợ Sóc Trăng năm 1964 - Photo by George Muccianti
Những đứa bé ở chợ Sóc Trăng năm 1964 - Photo by George Muccianti

Lối vào các gian hàng trong chợ Sóc Trăng năm 1964 - Photo by George Muccianti
Lối vào các gian hàng trong chợ Sóc Trăng năm 1964 - Photo by George Muccianti

Chụp ảnh cùng xe kéo ở trước quán Bar Blue Note ở trung tâm thành phố Sóc Trăng năm 1964 | Photo by George Muccianti
Chụp ảnh cùng xe kéo ở trước quán Bar Blue Note ở trung tâm thành phố Sóc Trăng năm 1964 | Photo by George Muccianti

Bên trong quán bar Blue Note tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Bên trong quán bar Blue Note tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Trong một nhà hàng ở Sóc Trăng năm 1964 | Photo by George Muccianti
Trong một nhà hàng ở Sóc Trăng năm 1964 | Photo by George Muccianti

Nhà thờ Sóc Trăng được thành lập khá sớm từ năm 1888 và duy trì đến ngày nay. Nhà thờ có điều khá thú vị là vẫn giữ nét đặc trưng là giảng đạo bằng tiếng Khmer vào chủ nhật hàng tuần.

Nhà thờ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Nhà thờ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Trang trí ở trước 1 bungalow tháng 1 năm 1964 Sóc Trăng | Photo by George Muccianti
Trang trí ở trước 1 bungalow tháng 1 năm 1964 Sóc Trăng | Photo by George Muccianti

Hồ nước ngọt Sóc Trăng được xem như một khu phố công viên và là nơi trữ nước ngọt cho thành phố Sóc Trăng.

Miếu Khổng Tử ở Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Miếu Khổng Tử ở Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Sóc Trăng trước đây không phải là một tỉnh thành phát triển về cơ sở hạ tầng ở ĐBSCL. Tỉnh Sóc Trăng ngoài vùng trung tâm là thị xã Khánh Hưng thì đa phần đều khá giống vùng nông thôn bình thường.

Một con đường ngoại ô thành phố Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Một con đường ngoại ô thành phố Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Kênh nước ven bờ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Kênh nước ven bờ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Kênh nước ven bờ gần chợ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Kênh nước ven bờ gần chợ Sóc Trăng tháng 1 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Gánh nước tháng 4 năm 1964 | Photo by George Muccianti
Gánh nước tháng 4 năm 1964 | Photo by George Muccianti

Không ảnh Sóc Trăng xưa

Không ảnh những chiếc trực thăng được nhiếp ảnh gia George Muccianti lưu giữ lại trong quá trình làm việc ở quân đội năm 1964 ở Sóc Trăng.

Những cánh đồng ngoại ô và đường quốc lộ nối từ trung tâm thành phố Sóc Tranh vô cùng ấn tượng của George Muccianti chụp lại.

Trên chiếc trực thăng thăm thú vùng ngoại ô Sóc Trăng, George Muccianti đã gặp được khung cảnh người nông dân Việt Nam làm ruộng. Hình ảnh trâu cày ruộng là điều đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam bấy giờ.

Hình ảnh Phi trường Sóc Trăng ngày trước

Sân bay Sóc Trăng là một thuộc địa của Pháp, quân đội Nhật Bản, quân đội Thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội của Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) cơ sở đặt tại Sóc Trăng ở miền nam Việt Nam

Phi trường Sóc Trăng năm 1970
Phi trường Sóc Trăng năm 1970

Hình ảnh bản đồ tỉnh Sóc Trăng xưa

Những bản đồ xưa ghi lại địa lý hành chính tỉnh Sóc Trăng. Đây là những tư liệu quý giá xác minh địa lý và hành chính xác thực của một tỉnh thành. Miền Tây Có Gì luôn cố gắng lưu giữ những tỷ lệ ảnh thật tốt cho những tài liệu như vậy.

Bản đồ Sóc Trăng 1888 - In tại Paris
Bản đồ Sóc Trăng 1888 - In tại Paris

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng năm 1920
Bản đồ tỉnh Sóc Trăng năm 1920

Bản đồ Sóc Trăng năm 1930
Bản đồ Sóc Trăng năm 1930

Bản đồ Thành phố Sóc Trăng năm 1930
Bản đồ Thành phố Sóc Trăng năm 1930

Bản đồ Sóc Trăng ảnh vệ tinh năm 1930
Bản đồ Sóc Trăng ảnh vệ tinh năm 1930

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng năm 1943 - Tài liệu của phủ Thống đốc Nam Kỳ trước đây
Bản đồ tỉnh Sóc Trăng năm 1943 - Tài liệu của phủ Thống đốc Nam Kỳ trước đây

Khánh Hưng ngày trước là địa danh trung tâm của tỉnh Sóc Trăng (Nó cũng là khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng hiện nay). Cái tên Khánh Hưng gợi nhớ đến một đô thành phồn hoa khi xưa ở vùng đất đa phần còn quê mùa, nông thôn. Ngày nay ở Sóc Trăng không còn địa danh này nữa, nhưng những nhà hàng, khách sạn xưa thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy lại cái tên "Khánh Hưng".

Bản đồ thị xã Khánh Hưng năm 1965
Bản đồ thị xã Khánh Hưng năm 1965

Bản đồ Thị xã Khánh Hưng năm 1969 (Trung tâm thành phố Sóc Trăng ngày nay)
Bản đồ Thị xã Khánh Hưng năm 1969 (Trung tâm thành phố Sóc Trăng ngày nay)

Bản đồ Vĩnh Lợi (Thuộc tỉnh Sóc Trăng trước đây) năm 1954
Bản đồ Vĩnh Lợi (Thuộc tỉnh Sóc Trăng trước đây) năm 1954

Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây:

https://ift.tt/3r78GWl #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây