Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

Lịch sử về GIàn Gừa Cần Thơ

Theo giai thoại xa xưa thì có dòng họ nhà Nguyễn đến khai khẩn khu vực giàn gừa này. Trong quá trình khai hoang không mai lửa bén cháy rụi tan hoang cả rừng cây gừa. Sau đó người trong làng liên tục mắc bệnh lạ không rõ nguyên nhân. Tất cả thầy thuốc đều bó tay chịu thua. Lúc ấy có một vị đạo sĩ đi ngang bảo rằng căn bệnh này là do cây gàn bị cháy khiến bà Thượng Động Cố Hỉ nổi giận. Đây là nơi trú ngụ của Bà từ xưa, vì vậy bây giờ phải trồng lại cây Gừa và lập miếu thờ Bà thì mới mong bình yên.
Cổ miếu Thượng Động Cố Hỉ Cần Thơ
Cổ miếu Thượng Động Cố Hỉ Cần Thơ
Từ đó cây gừa được trồng lại, nó nhanh chóng bén rể luồn lách khắp nơi tạo thành giàn. Từ đó người ta gọi đây là Giàn Gừa. Ngoài ra, nơi đây còn lập một miếu thờ nhỏ bà Thượng Động Cố Hỉ. Tuy miếu thờ không quá lớn nhưng quanh năm luôn nghi ngút hương khói. Hàng năm cứ đến dịp lễ là hàng nghìn người xếp hàng chờ cúng từ ngoài sân đến.

Lịch sử Giàn Gừa

Lịch sử Giàn Gừa này có từ khá lâu với tuổi đời lên đến hơn 150 năm tuổi. Khi Miền Tây Có Gì đến hỏi thì một cô lớn tuổi khẳng định rằng nó đã trải qua 5 đời người từ ông cố của cô đến giờ.
Rễ cây gàn tủa ra như một mê cung
Rễ cây gàn tủa ra như một mê cung

Lịch sử kể lại khác với giai thoại được thêu dệt

Về miếu thờ Thượng Động Cố Hỉ thì nó đã được xây dựng từ năm 1996. Hàng năm cứ đến 28 tháng 2 âm lịch là đến ngày cúng bà. Mọi người đều dâng hương cúng lễ, đặc biệt là con cháu họ Nguyễn.
Tuy theo giai thoại đưa lên hình tượng bà Thượng Động Cố Hỉ. Nhưng theo những người dân ở đây nói lại, nơi này ban đầu là thờ bà cố nhà họ Nguyễn. Miếu thờ không biết từ khi nào dần trở thành một nơi linh thiêng khiến nhiều người dân đến cúng lễ. Những con cháu vẫn ở lại đây quét dọn và chăm sóc miếu thờ dòng họ hàng ngày.
Vừa vào bên trong đã thấy 2 tượng sư tử oai nghiêm
Vừa vào bên trong đã thấy 2 tượng sư tử oai nghiêm
Riêng 2 con hắc bạch hổ hai bên chỗ thờ là được một người dâng tặng vào khoảng năm 2010.

Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Với địa hình nhiều cây phân nhánh, Giàn Gừa trở thành địa điểm nổi bật để thành nơi tập kết, họp bàn của các chiến sĩ cách mạng.
  • Năm 1961 – 1965: Nơi đây là nơi huấn luyện biệt đội nội thành.
  • Năm 1968: Đây trở thành nơi cất giữ vũ khí, đạn dược.
  • Năm 1975: Nơi đây là điểm tập kết quân đội tiến ra Cần Thơ vào tháng 4 năm 1975.
Tháng 4 năm 2013 nơi đây được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Cây di sản Giàn Gừa Việt Nam
Cây di sản Giàn Gừa Việt Nam
Tháng 6 năm 2013 nơi đây được công nhận là cây di sản Việt Nam (Khi là cây di sản thì bộ gen sẽ được lưu giữ và cây sẽ được chăm sóc theo chế độ tốt hơn).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét