Chùa Thiên Quang Cần Thơ có lịch sử gần 90 năm và nằm ven 1 con rạch tại Cần Thơ. Chùa có không gian rộng lớn với nhiều tiểu cảnh thú vị. Chùa nằm cạnh rạch nước đã khá mát mẻ, bên trong lại trồng khá nhiều cây xanh nên không khí luôn khá tuyệt vời. Đây cũng là một ngôi chùa Bắc Tông nổi tiếng tại Cần Thơ. Nó vừa là chùa có vị trí tâm linh lớn vừa có 1 kiến trúc đẹp.
Kiến trúc chùa Thiên Quang Cần Thơ
Chùa Thiên Quang theo hệ phái Bắc Tông. Kiến trúc được đại tu vào năm 2007 giữ nguyên đến hiện nay. Vị trí chùa nằm ven một kênh nước lớn khá thoáng mát. Diện tích khá lớn nên chùa xây dựng đầu tư vườn thượng uyển và không gian xanh khá rộng với nhiều cây xanh.
Cổng chùa Thiên Quang
Cổng chùa phối trí màu đỏ gạch và vàng. Cổng chùa xây theo kiến trúc tam quan (3 cửa). Bảng hiệu ở giữa ghi Chùa Thiên Quang. Ở trên là dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ở dưới ghi lại địa chỉ của chùa.
Trên biển hiệu là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Trên bảng hiệu cũng có nhiều hình tượng được chạm khắc tỉ mỉ: hoa sen, hồ lô, các đường vân mây, hoa, cây trúc, cây bồ đề,...
Bên trái là cửa Từ Bi, bên phải là Trí Tuệ. Mỗi bên 2 cột đều có khắc 1 câu đối chữ Việt và 1 câu đối chữ Hán. Dưới mỗi cửa còn khắc thêm hình tượng bánh xe Pháp Luân.
Chánh Điện chùa Thiên Quang
Đi thẳng vào bên trong bạn sẽ thấy bên trái là Chánh Điên, bên phải là vườn thượng uyển.
Mái của Chánh Điện là mái ngói âm dương. Ở giữa điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Mái uốn về 2 phía với những đường vân điêu khắc.
Chùa nằm ven con kênh nước nên chùa xây dựng cách mặt đất khoảng nửa mét. Các bậc thềm cũng là nơi để dép Phật tử khi tiến vào lễ Phật. Hai bên là các chậu bonsai cỡ lớn và ở giữa là một lò hương để chắn tầm nhìn bên ngoài thẳng vào chánh điện.
Ở giữa là bảng tên chùa lớn nằm ở giữa. Hai bên có 2 bảng chữ Hán.
Bên trong Phật A Di Đà cỡ lớn gần 3m.
Ở dưới bệ có 1 tượng Phật tư thế "duy ngã độc tôn" chỉ tay lên trời, 3 tượng Phật tư thế đứng và 7 tượng Phật tư thế ngồi.
Trên tường điêu khắc chìm cảnh quang Tây phương cực lạc.
Từ trong nhìn ra ngoài bạn sẽ thấy 2 tượng Hộ Pháp Kim Cang: Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ.
-
Tiêu Diện Hộ Pháp -
Vi Đà Hộ Pháp
Hai bên tượng Phật A Di Đà có lối đi vào phía sau gian thờ Chánh Điện. Bên trong có một gian thờ Tổ: Tượng Tổ sư Đạt Ma và khung ảnh các vị trù trì, những người có công xây dựng chùa.
Đi thẳng vào bên trong là gian thờ hương án những người đã khuất. Ở giữa là gian thờ những vị trù trì và bài vị Thích nữ Huệ Nghiêm vừa viên tịch. Bên phải Chư Hương Linh Nam và bên trái là Chư Hương Linh Nữ.
-
Chư hương linh nam -
Chư hương linh nữ -
Nơi thờ Ni trưởng Thích Huệ Nghiêm chùa Thiên Quang - cố trụ trì chùa -
Bài vị Tổ sư bên trong chánh điện chùa Thiên Quang -
Phòng thờ linh vị bên trong Chánh điện chùa Thiên Quang
Vườn thượng uyển
Khu vực đầu tiên là bên phải cổng chùa. Nơi đây xây dựng 1 tiểu cảnh khá đẹp như một hòn non bộ cỡ lớn, xung quanh khá nhiều cây xanh.
Ở giữa là tượng Phật Di Lắc cao khoảng 1 mét.
Bên trái là tượng Phật ngồi dưới rắn 7 đầu che mưa. Bên phải là một tượng Phật tư thế nằm.
Bên trong hòn non bộ còn có một miếu nhỏ thờ ngũ hành nương nương (Hoặc một bà chúa theo tín ngưỡng xưa?).
Phía trước hòn non bộ lớn là một bia ghi Chùa Thiên Quang đặt trên mai rùa.
Bên trái của tiểu cảnh đó là khu vực thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Bồ Tát cao khoảng 5m. Phía sau là một vài tháp thờ.
Qua Chánh Điện, đi thẳng vào con đường nhỏ bên tay trái, bạn sẽ thấy bất ngờ vì phía sau có một không gian rộng với nhiều tiểu cảnh khác nhau.
Đầu tiên là các tiểu cảnh Đức Phật ra đời, bước 7 bước, với mỗi bước đi nở ra 1 đóa hoa sen. Người chỉ tay lên trời và nói "Duy ngã độc tôn" ở vườn Lâm Tỳ Ni.
Một cảnh khác mô tả lại khi người còn là Thái tử Tất Đạt Đa. Người ta quyết chí cắt tóc tu hành.
Xung quanh có nhiều tiểu cảnh điêu khắc khác như tiên hạc.
Tiếp tục đi thẳng vào bên trong bạn sẽ thấy các tháp Đồng Tộc Từ Đường. Những tháp chứa cốt của những Phật tử góp công xây dựng chùa.
Đi thẳng về phía cuối bạn sẽ thấy một gian phòng được xây để cất giữ hương án của nhưng Phật tử gửi tro cốt tại chùa. Phía trước có 2 tượng Phật Địa Tạng. Một tượng tay giữ ngọc như ý soi sáng những nơi ưu tối và ngồi trên một con sư tử (hoặc kỳ lân). Một tượng tư thế đứng cầm tích trượng để mở cửa địa ngục.
Bên trong gian phòng là nhiều bài vị hương linh khác nhau.
Bên phải gian phòng là một tiểu cảnh những chú trâu bằng cỡ thiệt trên đồng cỏ (Thảm cỏ giả).
Bên trái gian phòng là một cầu thang đi lên trên. Bên trên là một không gian mở với tượng Phật A Di Đà cao khoảng 5m.
Từ trên cao bạn có thể nhìn bao quát cảnh tượng của chùa.
Khu vực khác của chùa Thiên Quang Cần Thơ
Ngoài ra phía sau Chánh Điện còn có một bảo tháp nhiều tầng. Mái ngói âm dương nhiều cấp. Phía sau bảo tháp là các gian phòng nghỉ, phòng sinh hoạt riêng của các sư và phòng bếp.
Đường đi đến chùa Thiên Quang Cần Thơ
Chùa Thiên Quang nằm ven con rạch Cái Khế và khá gần cầu Nhị Kiều. Nằm ở đoạn đường chùa Thới Long Cổ Tự đi thẳng lối đi dưới cầu. Chùa nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ và cách bến Ninh Kiều khoảng 3km.
Số điện thoại: 02923828847.
Địa chỉ: 132/96, Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Google Maps: https://goo.gl/maps/s71VuLK2CZEXVKJo7
Khách viếng thăm nói về Thiên Quang tự
Bạn HN TOWN đánh giá 3/5: "Chùa nằm đối diện bờ sông nên rất thoáng mát, kiến trúc và trang trí ngàu một đẹp hơn nhờ được cải tạo liên tục qua từng năm, không gian trong khuôn viên chùa hơn 50% là không gian mở, sân vườn".
Bạn MH Thai đánh giá 5/5: "Chùa được xây dựng với những kiến trúc trang trí cổ điển rất đẹp, không gian rộng rãi thoáng mát và yên tĩnh."
Lịch sử chùa Thiên Quang Cần Thơ
Chùa được xây dựng từ năm 1933. Đến nay đã có hơn 90 năm lịch sử.
Năm 2007 chùa Thiên Quang Cần Thơ được trùng tu và có kiến trúc giữ nguyên đến hiện nay.
Trụ trì chùa là Nữ trưởng Thích nữ Huệ Nghiệm, người là nữ tu xuất gia từ năm 16 tuổi, tu hành gần 90 năm. Tuy vậy vào ngày 15/5/2020 dương lịch, người đã viên tịch tại chùa Thiên Quang.
Một số ngôi chùa nổi tiếng khác tại Cần Thơ:
https://ift.tt/2EYcJBE #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét