Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Ảnh Đồng Tháp xưa | Những bức ảnh đẹp và quý hiếm trước năm 1975

Ảnh Đồng Tháp xưa mang lại cho chúng ta cái nhìn hồi tưởng về vùng đất yên bình của miền Tây. Nhưng không kém phần trù phú với chợ bùa, cơ sở hiện đại. Pháp đã xây dựng nên một trung tâm tỉnh lỵ hiện đại Sa Đéc phồn hoa. Dưới bàn tay người Pháp, Sa Đéc được quy hoạch trở thành 1 trung tâm trao đổi, hành chính nổi bật ở miền Tây. Chúng ta cũng có thể nhắc đến dòng họ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng bật nhất. Đặc biệt với ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ngay tại Sa Đéc.

Một thời đã qua, những vết tích lịch sử lưu giữ lại trên những tấm ảnh giá trị. Hãy cùng nhìn lại những tấm ảnh ở Cao Lãnh, Sa Đéc thuộc Đồng Tháp xưa.

Cao Lãnh Đồng Tháp năm 1968

Bộ ảnh Cao Lãnh xưa do James Pyle chụp lại.

Cao Lãnh Đồng Tháp năm 1968
Cao Lãnh Đồng Tháp năm 1968

Cầu Cao Lãnh năm 1968 với 1 người lính đứng canh gác giữa cầu.

Cầu Cao Lãnh năm 1968
Cầu Cao Lãnh năm 1968

Con đường xưa đến cầu Đúc ở Cao Lãnh. Khi xe đi ngang bụi bay mịt mù.

Đường đến cầu Đúc - Cao Lãnh năm 1968
Đường đến cầu Đúc - Cao Lãnh năm 1968

Sông Cao Lãnh khá bình yên.

Sông Cao Lãnh năm 1968 - Hình ảnh Đồng Tháp xưa
Sông Cao Lãnh năm 1968 - Hình ảnh Đồng Tháp xưa

Sa Đéc ngày xưa

Trước 1975, tỉnh Sa Đéc gồm có 4 quận: Đức Thịnh, Đức Thành, Đức Tôn, và Lấp Vò. Tỉnh lỵ Sa Đéc nằm tại quận Đức Thịnh. Sa Đéc

Trường tiểu học nữ sinh Sa Đéc 1920s
Trường tiểu học nữ sinh Sa Đéc 1920s

Trường học ở Sa Đéc thời Pháp được phân thành trường nam và nữ sinh.

Trường nam sinh ở Sa Đéc 1920s
Trường nam sinh ở Sa Đéc 1920s

Thời nhà Nguyễn, Sa Đéc lại nằm trong địa phận tỉnh An Giang. Đến thời Pháp, Sa Đéc lại được lập và đặt tên cho 1 tỉnh. Thời kỳ VNCH, Sa Đéc có lúc từng được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long. Sau đó lại bị tách ra tỉnh lỵ Sa Đéc riêng. Sau này Sa Đéc được sáp nhập vào tỉnh Đồng Tháp.

Tan trường ở 1 trường học Sa Đéc ngày xưa
Tan trường ở 1 trường học Sa Đéc ngày xưa

Sa Đéc trước đây là một trung tâm giao thương lớn ở miền Tây.

Bến cảng Sa Đéc - Hình ảnh Đồng Tháp xưa
Bến cảng Sa Đéc

Hình ảnh khu bệnh viện rộng lớn ở Sa Đéc thập niên 1920.

Trước cổng nhà Bảo Sanh ở Sa Đéc luôn có những người kéo xe hay gánh hàng rong buôn bán.

Nhà bảo sanh Sa Đéc 1920s - Hình ảnh Đồng Tháp xưa
Nhà bảo sanh Sa Đéc 1920s

Cầu Nha Mân có chiều dài khoảng 90m. Nó là một biểu tượng lớn của Sa Đéc ngày xưa. Đến nay cây cầu này vẫn đang hoạt động tại Sa Đéc.

Khu chợ Tân Phú Đông ngày xưa.

Chợ Tân Phú Đông năm 1926 - Hình ảnh Đồng Tháp xưa
Chợ Tân Phú Đông năm 1926

Con đường chính Sa Đéc - Đồng Tháp ngày xưa.

Con đường chính ở Sa Đéc ngày xưa
Con đường chính ở Sa Đéc ngày xưa

Giống như ngày nay, Sa Đéc xưa vẫn luôn có những khung cảnh làng quê, sông nước yên bình. Một đặc trưng rất miền Tây.

Tòa Bố là cách gọi của nhà hành chính xưa ở Nam Kỳ do Pháp cai trị của người dân. Tên chính thức của nó được gọi là Tòa Tham Biện.

Tòa Bố tỉnh Sa Đéc nhìn từ cầu quay 1920s
Tòa Bố tỉnh Sa Đéc nhìn từ cầu quay 1920s

Một khu công viên gần Tòa Bố ngày xưa.

Công viên gần Tòa Bố
Công viên gần Tòa Bố

Vào mùa nước nổi, triều cường dân làm ngập ở một số đường tại Sa Đéc xưa.

Đại lộ Sa Đéc bị ngập năm 1905 - ảnh Đồng Tháp xưa
Đại lộ Sa Đéc bị ngập năm 1905 - ảnh Đồng Tháp xưa

Một góc nhìn khác qua hình ảnh những người chức quyền ở Sa Đéc xưa.

Những người chức quyền chụp hình cùng nhau ở Sa Đéc
Những người chức quyền chụp hình cùng nhau ở Sa Đéc

Người Pháp cũng có những đầu tư về cơ sở vật chất cho Nam kỳ ngày xưa.

Hồi xưa gọi là "chủng đậu" (trong Nam gọi là "trồng trái"), để ngừa bệnh đậu mùa (smallpox) rất nguy hiểm, nếu không chết thì bị rỗ mặt vì sẹo của các mụt giộp trên mặt, hoặc nếu bệnh nặng thì vừa bị rỗ vừa bị mù cả mắt. Bệnh này đã bị tiêu diệt trên toàn cầu từ năm 1979 nên ngày nay không còn phải chủng ngừa nó nữa và cũng không còn gặp người trẻ nào bị rỗ mặt nữa.

Trong lịch sử Việt Nam, Hoàng tử Cảnh đã chết năm 21 tuổi (năm 1801) cũng chính vì chứng bệnh đậu mùa này. Nếu Hoàng thái tử Cảnh không chết sớm như vậy thì ông đã lên làm vua thay vì vua Minh Mạng.

Chích ngừa ngày xưa ở Sa Đéc
Chích ngừa ngày xưa ở Sa Đéc

Tỉnh lỵ Sa Đéc trong quá khứ đã có những khoảng thời gian bị sát nhập vào Tỉnh Vĩnh Long (1913-1924 thời Pháp, và 1956-1966 thời VNCH) nên bức hình ngôi nhà thờ này đã được chú thích tại nguồn hình là ở Vĩnh Long.

Hình ảnh của Kiến An Cung ngày xưa.

Kiến An Cung ở Sa Đéc năm 1930
Kiến An Cung ở Sa Đéc năm 1930

https://ift.tt/36GTqGM
Kiến An Cung ngày nay

Một số hình ảnh lưu trữ của người Pháp về Sa Đéc.

Hình ảnh bản đồ Đồng Tháp xưa trước năm 1975

Những hình ảnh bản đồ của Đồng Tháp ngày xưa.

Bản đồ năm 1885 của huyện Sa Đéc do Pháp vẽ (Hướng bắc bên trái)
Hình ảnh bđồ năm 1885 của huyện Sa Đéc - Đồng Tháp xưa do Pháp vẽ (Hướng bắc bên trái)

Tỉnh Sa Đéc được thành lập từ năm 1900.

Bản đồ tỉnh Sa Đéc năm 1912
Bản đồ tỉnh Sa Đéc năm 1912

Tỉnh Sa Đéc sau khi sáp nhập và tách khỏi tỉnh Vĩnh Long. Chú thích (Theo tiếng Pháp):

  • A : Hopital ou Ambulance.
  • B: Banque de l'Indochine.
  • C : Caserne.
  • D : Gouvert Général.
  • E : Eglise.
  • F : Théatre.
  • G : Gendarmerie.
  • H : Hotel.
  • I : Garde Indigène.
  • J : Palais de Justice.
  • L : Police.
  • M : Marché.
  • N : Res. Supérieure.
  • P : Maison des Passagers.
  • R : Bureau de la Résidence.
  • S : Gare Chemin de Fer.
  • T : Poste.
  • V : Hotel de Ville.

Bản đồ Sa Đéc năm 1930
Bản đồ Sa Đéc năm 1930

Bản đồ Sa Đéc năm 1973 của VNCH.

Bản đồ tỉnh Sa Đéc năm 1973
Bản đồ tỉnh Sa Đéc năm 1973

Năm 1974 Sa Đéc vẫn là 1 tỉnh riêng.

Bản đồ Sa Đéc năm 1974
Bản đồ Sa Đéc năm 1974

Địa đồ hành chính tỉnh Sa Đéc năm 1975.

Địa đồ tỉnh Sa Đéc trước năm 1975
Địa đồ tỉnh Sa Đéc trước năm 1975

Nhìn lại hình ảnh: Cà Mau ngày xưa.

https://ift.tt/3hISzKh #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét