Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Chùa Quang Xuân Cần Thơ | Khởi nguồn của Đàn cầu Tiên ở miền Nam

Chùa Quang Xuân Cần Thơ là ngôi chùa cổ hơn 100 năm. Khi đứng từ xa, bạn sẽ dễ nhận ra ngay vị trí ngôi chùa bởi 2 bức tượng Phật cao khoảng 5m. Nét kiến trúc xưa với khoảng không gian yên tĩnh. Xung quanh là rất nhiều chú chim bồ câu được nuôi ngay tại chùa. Đặc biệt bạn sẽ bất ngờ với nét kiến trúc Tây Thiên Nhất Trụ thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại chùa. Nét kiến trúc tuy giống chùa Một Cột nhưng cũng có những nét riêng biệt. Nếu tìm hiểu rõ hơn về lịch sử chùa bạn sẽ bất ngờ khi xuất xứ đàn cầu Tiên ở Cần Thơ chính từ đây mà ra.

Quang Xuân tự
Quang Xuân tự

Khởi nguồn đầu tiên của cầu Tiên tại chùa Phật giáo

Đầu thế kỷ thứ 20 thì thị xã Cần Thơ cũng chỉ có 2 ngôi chùa thờ Phật là Thới Long và Cây Bàng. Về sau chùa Minh Sư (Chùa Nam Nhã ngày nay) được ông Nguyễn Giác Duyên lập nên. Chùa khi ấy thờ cả tam giáo là Lão giáo, Đạo giáo và Phật giáo (Tam giáo đồng nguyên).

Nhắc tới đàn cầu Tiên đầu tiên tại Cần Thơ thì phải kể đến ông Phạm Ngọc Ngưu. Ông có người nhà bị bệnh nan y, nên việc cầu tiên cầu thuốc chữa bệnh được ông tìm hiểu rất nhiều. Ông là người ở Long Xuyên, nhưng cũng thường xuyên lặng lội đến Cần Thơ để làm ăn. Ông quyết định xây dựng một ngôi chùa tại mảnh đất này cho dòng họ và những người bà con xung quanh đến cầu đạo, cầu thuốc chữa bệnh.

Hồi những năm đầu của thế kỷ này (thế kỷ XX) Cần Thơ là nơi nổi danh với đạo tu tiên, cụ thể là việc cầu cơ. Thí dụ như đình Bình Thủy thờ ông Đinh Công Chánh, còn Đàn Tiên Cái Khế thì thỉnh mời chư Tiên về cho thi phú…

Nhà văn Sơn Nam

Những chú chim bồ câu đậu trên mái Tây Thiên Nhất Trụ
Những chú chim bồ câu đậu trên mái Tây Thiên Nhất Trụ

Năm 1905, ông đã cho xây một đàn cầu Phật, cầu Tiên sau khu vườn nhà của ông ở số 89/16 đường Paul Emery nay là đường Huỳnh Thúc Kháng. Tên chùa Quang Xuân khi ấy là Quang Xuân huyền (Chữ huyền ở đây giải thích là huyền diệu).

Đàn được xây dựng đơn sơ bằng cây ván, lợp lá với sàn gỗ cao, có thang lên xuống hai bên. Kiến trúc đàn tế thời kỳ đó tuy giản đơn, mộc mạc nhưng tôn nghiêm, thanh tịnh, chủ yếu là để tổ chức đàn cơ thỉnh Phật, thỉnh Tiên.

Phật tử quét lá ở sân chùa
Phật tử quét lá ở sân chùa

Đàn cầu cơ đầu tiên được tổ chức là vào mùng 1 tháng 7 năm 1907 (Tháng cô hồn). Khi ấy tương truyền Thần Phật đêm ấy đã giáng xuống ban Kinh Phật, phước lành cho chùa. Không biết do lời đồn Thần Phật hiển linh hay không mà người dân lận cận thường hay đến cúng bái và xin thuốc.

Kiến trúc mái ở Tây Thiên Nhất Trụ
Kiến trúc mái ở Tây Thiên Nhất Trụ

Gần đó có gia đình ông Phan Thông Lý, có người con út Phan Thông Sung mắc bệnh trầm trọng không ai chữa được. Nghe tin đồn gia đình ông tìm đến chùa để cầu phương thuốc cứu chữa. Sau nhiều lần cầu cơ ở đàn tiên thì con ông dần khỏi bệnh. Vui mừng, gia đình họ Phan Thông cúng chùa 6.000 m2 đất mặt tiền ven con rạch, chỉ cách chùa Quang Xuân khoảng 200m.

Cổng vào chùa Quang Xuân
Cổng vào chùa Quang Xuân

Năm 1911, chùa Chánh Minh chính thức được thành lập trên phần đất ấy. Sau này chùa đổi tiên là chùa Hiệp Minh. Tuy vậy chỉ duy nhất chùa Hiệp Minh ngày nay vẫn lưu giữ đàn tiên và thực hiện các nghi thức cầu Tiên, Phật.

Xem thêm chi tiết về: Chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế.

Đến năm 2001, chùa Quang Xuân chính thức được hiến cho Giáo hội Phật Giáo Cần Thơ quản lý (có các vị trụ trì mới được bổ nhiệm để điều hành). 

Hình tượng rồng dưới đài sen tượng Bồ Tát
Hình tượng rồng dưới đài sen tượng Bồ Tát

Chùa Quang Xuân hiện nay tuy vẫn giữ 1 số nét kiến trúc cơ bản. Nhưng hoàn toàn mất đi cái gốc gác xưa của mình sau nhiều lần thay đổi.

Bồ câu được nuôi khá nhiều tại chùa
Bồ câu được nuôi khá nhiều tại chùa Quang Xuân

Kiến trúc chùa Quang Xuân

Ngay từ xa bạn đã có thể trông thấy 2 tượng Phật lớn cao 4m - 5m nằm trong khuôn viên chùa. Tuy vậy cổng vào ở chùa hiện nay chỉ là một cổng rào sắt khá bình thường.

https://www.youtube.com/watch?v=weRqjMV0OCE

Khuôn viên bên ngoài

Bước vào nếu không để ý kỹ bạn sẽ bỏ quên một miếu thổ thần nhỏ cao khoảng nửa mét bên trái cổng.

Miếu thổ thần chùa Quang Xuân
Miếu thổ thần chùa Quang Xuân

Mỗi bên thờ một bài vị khác nhau. Bên trái là bảng đề chữ Thổ Thần. Bên phải là chữ Ngũ Hành.

Vị trí trung tâm khi vừa bước vào cổng là tượng Phật A Di Đà cao khoảng 5m. Tượng Phật đứng trên một bệ sen.

Tượng Phật A Di Đà cao gần 5m chùa Quang Xuân
Tượng Phật A Di Đà cao gần 5m chùa Quang Xuân

Phía sau tượng Phật còn có đặt 1 lư hương bằng vàng. Trên lư hương khắc 1 con dơi treo ngược, một biểu tượng Phúc Đáo đến nhà.

Lư hương khắc hình tượng dơi ở chùa
Lư hương khắc hình tượng dơi ở chùa

Bên trái là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Bồ Tát cao khoảng 5m trên một bệ khắc hình rồng nằm ven một hồ sen nhỏ.

Tương Quan Thế Âm Bồ Tát cao gần 5m chùa Quang Xuân
Tương Quan Thế Âm Bồ Tát cao gần 5m chùa Quang Xuân

Tây Thiên Nhất Trụ

Bên phải là một điện thờ giống với kiến trúc chùa một cột giữa ao nước mang tên Tây Thiên Nhất Trụ.

Tây Thiên Nhất trụ chùa Quang Xuân
Tây Thiên Nhất trụ chùa Quang Xuân

Nó cao khoảng 3m từ mặt đất và phải đi bộ lên từ các bậc thang. Hai bên tay vịn cầu thang là điêu khắc kim long uốn lượn.

Kiến trúc Tây Thiên Nhất Trụ chùa Quang Xuân
Kiến trúc Tây Thiên Nhất Trụ chùa Quang Xuân

Trên mái điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Nhưng viên châu được thay thế bằng bánh xe pháp luân trên một bông hoa sen.

Đường lên Tây Thiên Nhất Trụ
Đường lên Tây Thiên Nhất Trụ

Ở dưới cột có khắc một hình rùa nâng đỡ cột trên mai. Xem thêm giải thích về hình tượng linh vật rùa.

Trước tiên phải nói đến ý nghĩa của hình ảnh con rùa đối với văn hóa của người Việt. Con rùa có 2 bộ phận biểu chưng chính đó là phần mai khum khum biểu tượng cho trời, còn phần bụng phẳng tượng trưng cho đất. Bởi vậy, khi trời đất giao hòa, con người sẽ nằm ở giữa. Và phần giữa ấy giống như cái nhà đối với con người, với phần mái là chiếc mai rùa, sàn nhà là phần bụng rùa còn cột nhà chính là phần chân rùa.

Trong đó, con người nằm ở giữa, tức là nằm trong dòng chảy của sinh lực trời đất, mọi sự việc, hoạt động phát sinh, phát triển của con người đều diễn ra ở đây.Sự tồn tại của con rùa là do âm dương đối đãi, hòa hợp giữa phần mai và phần thân rùa. Bởi vậy, rùa mang trọng trách đội bia.

GS. Trần Lâm Biền

Hình tượng con rùa được thiết kế trong kiến trúc Tây Thiên Nhất Trụ chùa Quang Xuân
Hình tượng con rùa được thiết kế trong kiến trúc Tây Thiên Nhất Trụ chùa Quang Xuân

Bên trong có một bàn thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Xung quanh con có các vị Phật và Bồ Tát như: Văn Thù Bồ Tất, Quan Thế Âm Bồ Tát, A Di Đà Phật, Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Bàn thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông của chùa Quang Xuân
Bàn thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông của chùa Quang Xuân

Phía dưới hồ ngoài trồng sen và súng (Đặc thù miền Tây) còn có nuôi cá và một tổ bồ câu (Bên hông cũng có nhiều tổ bồ câu khác).

Tổ chim bồ câu bên dưới hồ ở Tây Thiên Nhất Trụ
Tổ chim bồ câu bên dưới hồ ở Tây Thiên Nhất Trụ

Chánh điện chùa Quang Xuân Cần Thơ

Chánh điện chùa nhìn sơ có phần khá giống các kiến trúc chùa cổ như Nam Nhã hay Nhà cổ Bình Thủy, nhưng có phần đơn giản hơn rất rất nhiều. Chánh điện được xây trên nền đất cao cách mặt sân khoảng 300 cm (Đa phần kiến trúc miền Tây đều vậy để chống ngập lụt khi mùa nước lên). Phía trước là nhiều chậu cây lớn để tránh tầm nhìn thẳng vào (Phong thủy).

Mái chánh điện là máy ngói âm dương cổ. Phía trên điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Điều thú vị là rất nhiều chim bồ câu đậu ở trên.

Đàn bồ câu đậu trên mái ngói ở chùa Quang Xuân Cần Thơ
Đàn bồ câu đậu trên mái ngói ở chùa Quang Xuân Cần Thơ

Ở tường có khắc một bảng hiệu in nổi vào tường Quang-Xuân Tự 1910.

Bên trong chánh điện là một bàn thờ Phật Ai Di Đà và nhiều vị Phật, Bồ Tát khác xung quanh như: Phổ Hiền, Văn Thù, Quan Âm, Địa Tạng.

Bên trong Chánh điện chùa Quang Xuân
Bên trong Chánh điện chùa Quang Xuân

Ngoài ra phía trước bàn thờ còn có 1 tượng Quan Âm Nghìn Tay mạ vàng (hoặc bằng vàng thật) đặt trong hộp kính.

Tượng Bồ Tát Nghìn Tay
Tượng Bồ Tát Nghìn Tay

Bên trái có một góc thời một số bài vị sắc xưa, một vài tượng Tiên Phật và cả Quan Thánh Đế Quân trước đây.

Bài vị Tiên Thân ở chùa Quang Xuân
Bài vị Tiên Thân ở chùa Quang Xuân

Ở phía góc treo một tấm hình lớn đề câu: "NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT".

Bàn thờ Dược Sư nằm trong Chánh Điện
Bàn thờ Dược Sư nằm trong Chánh Điện

Phía sau Chánh điện có một phòng nhỏ thờ linh hương vong linh nam, nữ của các Phật tử đã qua đời.

Bàn thờ hương linh nữ phía sau chánh điện chùa Quang Xuân Cần Thơ
Bàn thờ hương linh nữ phía sau chánh điện chùa Quang Xuân Cần Thơ

Đường đi đến Quang Xuân Tự

Chùa Quang Xuân nằm trong 1 con hẻm, vào khoảng 400m trong đường Huỳnh Thúc Kháng. Bạn đi vòng vào con đường nhỏ ở cầu Nhị Kiều (Chưa qua cầu, bên trái từ đường Trần Hưng Đạo đi qua). Chùa nằm ngay hẻm 89 và khá gần chùa Hiệp Minh.

Tượng Phật Đà chùa Quang Xuân Cần Thơ
Tượng Phật Đà chùa Quang Xuân Cần Thơ

Số điện thoại: +842923835182.

Địa chỉ: 89/16, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/1ovyJu54CpRnwiPr5



Đánh giá của khách tham quan trên mạng xã hội

Bạn Phú Lý thiện đánh giá 4/5: "Theo tên gọi là " Chùa Đàn Tiên " trước đây có tên là Quang Xuân huyền ( chữ huyền ở đây có nghĩa là huyền vi ,linh thiêng) vì có cầu cơ hốt thuốc được xây dựng từ năm 1905 do ông Phạm kim Ngưu sáng lập, mặt tiền quay về hướng đông. Đến năm 1910 trùng tu lại, mặt tiền chính quay sang hướng bắc như hiện nay ( bảng hiệu Quang Xuân Huyền gia đình còn lưu giữ, nền màu đỏ, chữ mạ vàng, viết bằng chữ hán (chữ nho)."

Đánh giá của khách tham quan về chùa Quang Xuân Cần Thơ
Đánh giá của khách tham quan về chùa Quang Xuân Cần Thơ

Đánh giá riêng của Miền Tây có gì về chùa Quang Xuân ngày này

Đây là đánh giá cá nhân của mình về chùa Quang Xuân hiện nay.

Điều bất ngờ đầu tiên là chùa không có một cổng chùa hay bảng hiệu đúng nghĩa như các ngôi chùa khác tại Cần Thơ. Cổng chỉ là cổng sắc bình thường (Đa phần cổng chùa hiện nay đều là cổng tam quan hoặc có ký hiệu Phật giáo đặc trưng khác lên) và cả bảng hiệu cũng không có.

Chùa Quang Xuân cũng có những đời trụ trì khác nhau. Tuy rằng một số kiến trúc cũ vẫn còn nhưng đa phần cảm giác gốc gác một nơi xuất xứ đàn cầu tiên đã không con. Những kiến trúc lịch sử lâu đời vẫn không thể hiện rõ rệt. Thật tiếc cho ngôi chùa có lịch sử hơn 110 năm.

Tượng Phật A Di Đà ở Chánh Điện
Tượng Phật A Di Đà ở Chánh Điện

Tuy vậy cũng không thể phủ nhận cái gốc gác lâu đời và ý nghĩa riêng của Đàn Tiên Cái Khế. Nó cũng nhiều lần làm nhưng công tác từ thiện, ma chay cầu siêu miễn phí khắp nơi.

https://ift.tt/3bLME4M #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét