Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Chùa Hiệp Minh Cần Thơ | Đàn Tiên Cái Khế | Lạ lẫm ngôi chùa cầu Tiên

Chùa Hiệp Minh Cần Thơ hay còn gọi Đàn Tiên Cái Khế là ngôi chùa khá đặc biệt khi có đàn cầu Tiên Phật. Nơi đây từ cổng vào bạn đã thấy cột phướn cao vút khắc hình rồng. Lịch sử 100 năm của ngôi chùa mang nhiều truyền thuyết thú vị. Chùa có sân vườn nhỏ với nhiều cây xanh và bonsai. Hãy cùng tìm hiểu về ngôi chùa cầu Tiên Phật lạ lẫm này.

Chùa Hiệp Minh Cần Thơ - Đàn Tiên Cái Khế
Chùa Hiệp Minh Cần Thơ - Đàn Tiên Cái Khế

Lịch sử ra đời chùa Hiệp Minh (Đàn Tiên Cái Khế)

Lịch sử ra đời của chùa Hiệp Minh gắn liền với chùa Quang Xuân. Năm 1911 vì để cảm tạ chùa Quang Xuân đã chữa trị căn bệnh nan y cho con mình, ông Phan Thông Lý đã hiến tặng 6000 mét vuông xây dựng chùa Hiệp Minh. Vì chùa Quang Xuân trước đây chủ yếu xây dựng để cầu Tiên Phật. Nên chùa Hiệp Minh cũng thường xuyên thỉnh các đạo hữu sang cầu cơ. Ban đầu cũng chỉ là kiến trúc gỗ, lá đơn sơ.

Kinh sách chữ nho do ông Phan Thông Ngạn (pháp danh Hoa Linh) thỉnh ở chùa Phi Lai, Châu Đốc , sau này ông Phan thông Ý (Chơn Từ) và ông Hoa Linh dịch thành Quốc ngữ. Diễn tiến hoạt động song hành cùng phái Tiên Đàn của hai chùa Quang Xuân và Chánh Minh thật gắn bó mật thiết với nhau. Tại tất cả lễ vía, đạo hữu hành lễ bên Quang Xuân trước rồi mới trở qua Chánh Minh.Đến năm 1916 thì chùa Chánh Minh được xây dựng chính thức trên nền tảng mới tại phần đất hiến của ông Cả Lý (đơn xin phép xây Đàn và xin phép cúng đề ngày 8 tháng 8 nằm 1916 bởi quan chức Tổng Định Bảo và tỉnh Cần Thơ thông qua hội đồng hương chức làng Thới Bình. Có nói rõ ở phần chú thích) . Ông Cả Lý tự viết đơn ký tên và được chấp thuận. Chùa Chánh Minh sau này được đổi tên là Hiệp Minh. Chùa được tái thiết năm 1932 bằng vật liệu nặng và được tôn tạo vào các năm 1942, 2003, 2009…

Năm 1942 chùa được xây dựng mới lại hoàn toàn.

Đơn xin phép lập đàn Tiên của ông Phan Thông Lý trước đó
Đơn xin phép lập đàn Tiên của ông Phan Thông Lý trước đó

Tuy vậy sau thời gian lịch sử lâu đời, chùa Quang Xuân dần mai một đi cái lịch sử của mình. Chùa sau nhiều lần thay đổi trụ trì đã bỏ tục cầu cơ của mình, kiến trúc bị mất đi khá nhiều đặc trưng. Riêng chùa Hiệp Minh dưới sự liên hệ tới dòng họ Phan Thông nên vẫn duy trì nếp cũ. Một phần nữa là vì chùa Hiệp Minh cũng có phần khang trang và ngay mặt tiền so với chùa Quang Xuân nên nhiều người đến viếng hơn.

Tìm hiểu thêm về: Chùa Quang Xuân Cần Thơ.

Nhìn từ chùa Hiệp Minh bạn có thể trông thấy Tây Thiên Nhất Trụ và 2 tượng Phật ở chùa Quang Xuân
Nhìn từ chùa Hiệp Minh bạn có thể trông thấy Tây Thiên Nhất Trụ và 2 tượng Phật ở chùa Quang Xuân

Ngày 28/7/2003 chùa được tiểu tu toàn diện 1 lần nữa.

Tháng 6/2009 chùa cho tu sửa phần cổng lại. Tuy vậy vẫn giữ cái cổng sắt tròn được xây dựng từ Pháp lại. Bên ngoài xây gạch với cổng tam quan, trang trí một vài họa tiết đặc trưng của Phật giáo.

Năm 2016 chùa được đại tu lớn với Hậu Liêu, sân Tiên Trưởng, Cổng tam quan, Phật Mẫu lộ thiên, Chánh Điện, những hòn non bộ, Thất trùng hàng thọ,...

Bảng niên sử chi tiết của Đàn Tiên Cái Khế - chùa Hiệp Minh
Bảng niên sử chi tiết của Đàn Tiên Cái Khế - chùa Hiệp Minh

Tuy trực thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưng chùa Hiệp Minh không hề có trụ trì. Chùa lập ra một ban quản lý chùa là Ban Hộ Tự. Hiện nay do ông Phan Thông Chiểu (Cháu nội của ông Phan Thông Lý hiến tặng phần đất) làm trưởng Ban Hộ Tự.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Hiệp Minh
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát chùa Hiệp Minh

Sau khi Đàn chủ Phan Thông Lý (Nghiêm Hòa) qua đời thì em ông là Phan Thông Ngạn (Hoa Linh) thay thế. Lần lượt tiếp theo là các vị tam quyền: Ông Phan Thông Ý (Chơn Từ), ông Phạm Thông Giai (Khánh Nhơn), và ông Nguyễn Văn Bảy (Thiên Ấn). Tiếp sau là ông Phan Thông Chỉ (Phước Khương), ông Phan Thông Quang (Nhựt Quang, ông Phan Thông Thảo (Giác Kim). Thời gian sau năm 1975, chùa Hiệp Minh thành lập Ban Hộ Tự lần lượt gồm các ông : Phan Thông Tư (Thiện Tự) , Phan Thông Thẩm (Thiện Trường), Phan Thông Chẩn (Thiện Hưng), Phan Thông Chiểu (Thiện Hảo), Võ Bá Hài (Thiện Võ) và hiện tại là ông Phan Thông Chiểu (Thiện Hảo), ông Phan Thông Huân (Thiện Chơn), Phan Thông Hiệp (Thiện Hiếu), Võ Bá Hài (Thiện Võ).

Xe kiệu rước thần linh
Xe kiệu rước thần linh

Kiến trúc chùa Hiệp Minh

Chùa Hiệp Minh có kiến trúc khá khuôn mẫu với đặc trưng giống với nhiều chùa cùng thời. Tuy vậy điều đặc biệt ở chùa là đàn tiên, cột phướn lạ lẫm giữa các chùa Phật giáo khác tại Cần Thơ.

Chánh điện chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế
Chánh điện chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế

Cổng chùa

Đầu tiên là cổng tam quan được trùng tu vào năm 2009, tuy vậy vẫn giữ phần cổng sắt từ thời ban đầu bên trong. Tường được xây lại và khắc những hoa văn Phật giáo lên. Trên bảng hiệu ghi CHÙA HIỆP MINH. Ở bên dưới ghi tên gọi khác với dòng chữ ĐÀN TIÊN CÁI KHẾ và năm thành lập là TÂN HỢI 1911. Ở trên ghi dòng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Tuy là đàn cầu tiên nhưng vẫn nằm dưới sự quản lý của giáo hội).

Trên mái cổng là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Ở giữa là bánh xe Pháp Luân thay thế cho viên châu. Mỗi cột đều có câu đối với nền đỏ chữ mạ vàng. Tổng cộng có 4 câu đối trên tam quan. Bên trái cổng phụ khắc chữ TỪ BI, bên phải khắc chữ TRÍ TUỆ.

Hiệp tánh lưu truyền tâm trí tuệ.

Minh tâm gìn giữ đạo từ bi.

Câu đối phía trước cổng chính

Và 2 câu đối ở 2 cổng phụ.

Đàn lâm đệ tử thành tâm nguyện.

Tiên đạo chúng sanh thiện ý nguyền.

Câu đối phía trước 2 cổng phụ

Mặt sau cổng ghi tên chùa bằng chữ Hán. Và cũng có 4 câu đối.

Hiệp tâm học hỏi muôn lời kệ.

Minh tánh trau giồi vạn ý kinh.

Câu đối phía sau cổng chỉnh

Và 2 câu đối ở 2 cổng phụ phía sau.

Bồng lai tạm kiểng bền tâm giữ.

Đệ tử Tiên Đàn gắng chí tu.

Câu đối phía sau 2 cổng phụ

Cúng bái cầu tiên chùa Hiệp Minh
Cúng bái cầu tiên chùa Hiệp Minh

Khuôn viên bên ngoài

Vừa bước vào là cây cột phướn cao chót vót khoảng 25m. Lịch sử cây cột phướn này cũng khá lâu đời. Nó được ông đốc công Trần Quang Ân hiến cúng. Phía trên cùng khắc 1 hình rồng và treo 1 cây cờ chữ hán. Cột có hệ thống dây cáp và ròng rọc dùng để kéo cờ lên xuống.

Cột phướn cao khoảng 25m
Cột phướn cao khoảng 25m

Tương truyền rằng, một hôm, xe hơi riêng của ông An đang trên đường đi công tác bỗng dưng gặp một con kỳ đà to lớn bò ra cản đầu xe. Cùng lúc đó, phía trước đường, nơi xe ông sắp đi tới có xe gặp tai nạn chết người. Ông An về nhà kể cho mẹ nghe. Bà cho đây là một ‘điềm’ tốt lành, giúp cho con bà thoát nạn. Bà dạy ông Trần Quang An về chùa sám hối và nguyện cúng cột phướn trước sân chùa để tạ ơn cứu nạn.

Cờ phướn chỉ được treo vào 2 dịp là lễ Vu Lan và lễ Tết Nguyên Đán.

Vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm, người ta “thượng phướn” từ ngày 30 tháng Chạp và “hạ phướn” vào hết ngày rằm tháng Giêng năm mới. Riêng những ngày đại lễ Vu Lan hàng năm, phướn được treo từ mồng Một đến hết tháng Bảy. Đến năm 2009, cột phướn được tôn tạo về mỹ thuật, làm thêm mô hình tòa sen sơn nhũ vàng ở chân cột; thân cột cao, thẳng vút được ốp bằng cánh sen nhũ vàng suốt lên tới đỉnh. Đỉnh cột được tạo hình đầu rồng cũng sơn nhũ vàng.

Cột phướn Đàn Tiên Cái Khế điêu khắc đầu rồng và treo cờ phướn ở trên
Cột phướn Đàn Tiên Cái Khế điêu khắc đầu rồng và treo cờ phướn ở trên

Bước vào một đoạn bạn sẽ thấy bên phải có khu vực để bức điêu khắc bằng gỗ gụ hình tứ linh. Đây là công trình được khắc từ năm 2016, gỗ được chở từ Phú Quốc sang, còn thợ điêu khắc được mời từ Nam Định về khắc hơn 3 tháng. Tiền công điêu khắc trả cho thợ ước tính lên đến 52 triệu đồng. Gốc cây điêu khắc được kể lại là lên đến 500 triệu đồng (Được người nhà kể lại, nhưng mình vẫn chưa có căn cứ xác minh).

Bảng ghi chú công trình Tứ Linh chùa Hiệp Minh
Bảng ghi chú công trình Tứ Linh chùa Hiệp Minh

Trên công trình còn có tượng Phật Di Lặc bằng gỗ Trắc Bá Diệp trên 500 năm (Gần gấp 5 lần lịch sử ngôi chùa, tuy vậy tác giả bài viết này chỉ nghe kể lại và chưa xác minh được).

Công trình điêu khắc Tứ Linh với chất liệu từ gỗ cây gụ
Công trình điêu khắc Tứ Linh với chất liệu từ gỗ cây gụ

Tiệp tục đi vào bạn sẽ thấy trước khuôn viên có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Bồ Tát cao khoảng 2,5m đặt trên một vòm tròn. Bên trái là một bia khắc chú Đại Bi, bên phải là một bia khắc kinh Cứu Khổ. Dưới tượng có đề một bài thơ.

Tượng Bồ Tát trước Hậu Liêu của Đàn Tiên Cái Khế
Tượng Bồ Tát trước Hậu Liêu của Đàn Tiên Cái Khế

Nơi đây vùng Tĩnh Lặng,
Nên thơ một góc Thiền.
Thân ai còn xa vắng!
Xin trở lại Đàn Tiên.

Bài thơ đối trên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Bài thơ đối trên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Hậu Liêu

Phía sau tượng Phật Quan Âm là Hậu Liêu - Một nơi dùng để tổ chức các lễ cúng, đón khách viếng thăm.

rước hậu liêu là tượng Phật Quan Âm lộ thiên. Hậu liêu có 3 gian rộng và thoáng. Chính giữa là hương án thờ Phật Quan Âm bằng gỗ quý được chạm trổ công phu và thếp vàng. Phần đỉnh mái hậu liêu có tượng rồng chầu và xa luân tám cánh nhũ vàng. Hậu liêu là nơi thường xuyên tổ chức lễ cầu an, cầu siêu. Đặc biệt trong lễ tạ ơn Tiên Phật và Tiền vãng vào đêm 16 tháng Bảy (âm lịch) hàng năm có lễ dâng vật phẩm xôi, chè, bánh xếp, rượu, trà… với các bài phụng đặc trưng của Đàn Tiên.

Hậu Liêu chùa Hiệp Minh
Hậu Liêu chùa Hiệp Minh

Sân Tiên trưởng cầu Tiên

Đi theo lối coi đường nhỏ bên trái nhà thờ Hậu Liêu là sân Tiên trưởng. Sân Tiên trưởng có một vườn thiền, phía sau là nhiều tháp cốt. Ở giữa sân là một bàn tiên trưởng, phía sau là Chánh Điện.

Sân Tiên Trưởng nằm trước Chánh Điện chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế Cần Thơ
Sân Tiên Trưởng nằm trước Chánh Điện chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế Cần Thơ

Tháng 6 năm 2017 sân Tiên trưởng đã được tôn tạo lại do gia đình bà Phan Thị Thiều hiếu cúng.

Không biết là bộ bàn dài và 2 ghế dài cổ mua từ gạch men ở Pháp trước đây đã được vận chuyển đi đâu. Hiện nay chỉ còn lại 2 bộ bàn ghế khá bình thường được dâng năm 2017.

Bảng ghi lại thời gian trùng tu một số cảnh vật năm 2009 ở chùa Hiệp Minh
Bảng ghi lại thời gian trùng tu một số cảnh vật năm 2009 ở chùa Hiệp Minh

Sân Tiên trưởng trồng nhiều cây xanh và quý hiếm để cầu Thiên Phật: quýt vàng, tùng, khế, liễu, sộp,... Đặc biệt với những hòn bonsai kiểng khá tuyệt vời bao bọc xung quanh bàn tiên.

Bàn Tiên bao gồm 2 bộ bàn và 4 ghế đúc bằng xi măng. Bên ngoài sơn lớp sơn vàng, mặt bàn và ghế được lót lớp gạch men bên trên. Trên bàn đặt 1 lư hương và 1 lọ hoa.

Bàn Tiên Trưởng trong sân chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế
Bàn Tiên Trưởng trong sân chùa Hiệp Minh - Đàn Tiên Cái Khế

Bàn Tiên đặt trên bục cách mặt đất hơn nửa mét (Tránh ngập nước và tôn vẻ cao quý). Xung quanh đều giăng dây treo cờ Phật giáo.

Gần bàn Tiên có đặt một hòn non bộ lớn.

Hòn non bộ đặt trước chùa Hiệp Minh
Hòn non bộ đặt trước chùa Hiệp Minh

Ở giữa có đặt một tượng Phật Đà nhỏ.

Tượng Phật Đà nhỏ đặt giữa hòn non bộ trước chánh điện chùa Hiệp Minh
Tượng Phật Đà nhỏ đặt giữa hòn non bộ trước chánh điện chùa Hiệp Minh

Phía đối diện bàn tiên và Chánh điện là một bàn thờ nhỏ đặt sắc bài vị, ở trên đề 1 hàng chữ Hán.

Bài vị thờ khắc chữ Hán nằm đối diện Chánh điện và sàn tiên trưởng
Bài vị thờ khắc chữ Hán nằm đối diện Chánh điện và sàn tiên trưởng

Đi bọc ra phía sau Chánh điện là góc thiền với vườn cây và nhiều chậu bonsai khác nhau.

Góc thiền chùa Hiệp Minh
Góc thiền chùa Hiệp Minh

Ở sau góc thiền cũng có một vài tháp cốt lớn nhỏ khác nhau. Phía trước tháp cốt có đặt 1 tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát xây dựng từ năm 1995.

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trước tháp mộ chùa Hiệp Minh
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trước tháp mộ chùa Hiệp Minh

Ở góc vườn sau cũng có vài cây bonsai lớn như ở trước Chánh điện. Trên đó cũng đặt những bức tượng Phật và Bồ Tát tương tự vậy.

Hòn non bộ khác nằm phía sau vườn Chánh Điện
Hòn non bộ khác nằm phía sau vườn Chánh Điện

Chánh điện

Chánh điện có lối kiến trúc khuôn mẫu như chùa Nam Nhã hay Nhà cổ Bình Thủy. Nên được xây cao khoảng nửa mét so với mặt đất, lối đi lên là 2 cầu thang 2 bên. Ở giữa có hòn non bộ lớn che chắn ánh nhìn thẳng vào chùa.

Mái Chánh điện được lớp gạch men tàu. Khung dưới điêu khắc hình tượng hoa sen. Trên nóc mái là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Ngọc châu ở giữa là hình tượng bánh xe Pháp Luân nhà Phật. Ở phần chóp mái đều có điêu khắc hình rồng.

Chánh điện có 7 cửa gỗ khác nhau: 3 cửa ra vào và 4 cửa sổ. Ở giữa chánh điện có một tấm bảng hiệu lớn màu đỏ chữ vàng (Đã phai màu).

Bảng hiệu trước Chánh điện chùa Hiệp Minh Cần Thơ
Bảng hiệu trước Chánh điện chùa Hiệp Minh Cần Thơ

Chánh điện được chia làm hai phần thờ phụng. Phần phía trên chánh điện được thiết kế các nghi thờ Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng Thượng đế, Thập Điện Minh vương. Phía dưới chánh điện thờ Phật Dược Sư, Công Đồng Vương Thiên sứ, và bàn ở giữa thờ hai vị tổ sư là Từ Đạo Hạnh (tức Việt Nam Từ Đại Công Vương Bồ Tát) và Nguyễn Giác Hải (tức Việt Nam Nguyễn Đại Công Vương Bồ Tát). Đây là hai vị bồ tát đã giáng đàn dạy đạo ngay từ những ngày đàn cơ đầu tiên tại hai chùa Quang Xuân và Hiệp Minh. Các hương án khác thờ các bậc tiền vãng Đàn Tiên (tiền vãng là những người có công với hai chùa Quang Xuân và Hiệp Minh) và bàn thờ Sứ Giả Tịnh đàn.

Bàn Sám chủ là vị chủ lễ đặt giữa gian và đặt trước nghi thờ Phật. Phía đối diện sau lưng có Bửu Pháp tòa là đôn ngồi chứng minh của pháp chủ chánh sám trong những ngày có lễ cúng quan trọng. 

Không gian bên trong Chánh Điện chùa Hiệp Minh Cần Thơ
Không gian bên trong Chánh Điện chùa Hiệp Minh Cần Thơ

Đường đi đến Đàn Tiên Cái Khế

Chùa Hiệp Minh nằm khá gần chùa Quang Xuân, đối diện với chùa Thiên Quang. Nó nằm ngay mặt tiền ven con rạch gần cầu Nhị Kiều. Chùa cũng nằm khá gần trung tâm thành phố Cần Thơ.

Địa chỉ: 97 Huỳnh Thúc Kháng, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/vi9nBRjZBFc8Y1Zv5



Đánh giá của khách tham quan chùa Hiệp Minh

Bạn Duc Nguyen đánh giá 4/5: "Đây là ngôi chùa vẫn còn nét cổ xưa với cột phướng cao ngất cảnh quang sạch đẹp và cách tu tiên độc đáo đáng để tham quan."

Bạn Phan Cư đánh giá 5/5: "Đã có trên trăm năm tuổi, đã được trùng từ, đẹp trang nghiêm".

Đánh giá của khách tham quan về chùa Hiệp Minh Cần Thơ
Đánh giá của khách tham quan về chùa Hiệp Minh Cần Thơ

Bàn về lịch sử của chùa Hiệp Minh qua góc nhìn riêng tác giả

Lịch sử kể lại sự gắn liền chùa Quang Xuân và Hiệp Minh, về sự hình thành và cúng đất cho chùa. Nhưng hóa ra người xin thuốc chữa bệnh lại là bà con bên vợ của người thành lập chùa. Tuy thuộc sự quản lý Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nhưng chùa Hiệp Minh lại có Ban Hộ Tự riêng. Trưởng ban lại là người nhà họ Thông. Nếu tính cái thời mông muội Phật giáo khi cả thị xã Cần Thơ chỉ có 2 ngôi chùa thờ Phật chính thống. Thì việc dựng một vở kịch để tăng sự nổi tiếng vẫn có lý do riêng.

Biên niên sử tóm tắt của chùa Hiệp Minh Cần Thơ
Biên niên sử tóm tắt của chùa Hiệp Minh Cần Thơ

Ông Phạm Ngọc Ngưu bàn bạc với người con rễ nhiệt huyết và là trợ thủ đắc lực là ông Từ Thiện Phước, ông Trần Ngọc Diệm cùng với ông Đoàn Hữu Lương (thân sinh ông Đoàn Hữu Cầu – chủ nhân vườn Thày Cầu nổi tiếng sau này tại hẽm Rạch Chanh) thành lập một Đàn ngay sau vườn nhà mình để thỉnh Tiên dạy đạo, xướng hoạ thơ văn và cho thuốc chữa bệnh cứu độ chúng sanh. Ngoài các nhân vật chủ lực trên, ông Ngưu còn mời thêm các vị cộng tác giàu nhiệt huyết, có năng lực và trình độ học vấn cao, chủ yếu là bà con bên vợ như Hồ Anh Tuấn, Hồ Văn Vĩnh, Hồ Thị Chiêm, Trương Văn Giáp, gánh họ Phan như Phan Chánh Tâm, Phan Thông Tánh, Phan Thông Ngạn, Phan Thông Ý, Phan Thông Giai, và  một số láng giềng trí thức như ông Mười Trương, thầy Hai Sự.

Đây là ý kiến riêng của tác giả bài viết. Không phải là tin được xác nhận.

https://ift.tt/3m7LWDX #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét