Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Đồng Tháp với lịch sử 125 năm là điểm du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ nổi bật về kiến trúc tạo nên khung cảnh đẹp để chụp hình. Mà nét lịch sử, văn hóa mang lại nhiều giá trị để khám phá. Đặc biệt câu chuyện bí ẩn về gia tộc hiển hách cùng câu chuyện tình nổi tiếng Người Tình. Một tiểu thuyết và dựng thành phim đầy nổi tiếng kể về chuyện tình Huỳnh Thủy Lê.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở đâu
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở trung tâm thị xã Sa Đéc, gần sát chợ đầu mối Sa Đéc. Đặc biệt nhà cổ còn nằm khá gần chùa Kiến An Cung và chùa Kim Huê. Nó nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 50km, cách Sài Gòn khoảng 150km. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Google Maps nhà cổ Đồng Tháp.
Giờ mở cửa: 7h00 - 17h00.
Số điện thoại: +84 277 3773 937.
Địa chỉ: 255A Đường Nguyễn Huệ, Phường 4, Sa Đéc, Đồng Tháp, Việt Nam.
Giá vé Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Giá vé nhà cổ Huỳnh Thủy Lê năm 2020: 20.000đ/người. Vé bao gồm cả trà gừng và mứt gừng.
Kiến trúc Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Diện tích nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện nay: 258m2 (Số liệu từ Vietnamnet). Tuy vậy nếu tính tổng thế cả ngôi nhà xưa thì lên đến 2000m2. Khu nhà bao gồm 3 nhà nối liền nhau với chỗ để xe hơi, sân vườn rộng, nhà bếp lớn.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong ba nhà cổ nổi tiếng ở miền Tây. Bên cạnh nó là nhà cổ Bình Thủy và nhà cổ Công Tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà cổ được xây dựng và trùng tu lớn thay đổi diện hoàn toàn từ một căn nhà miền Tây 3 gian sang kiến trúc mới hiện đại. Nó là sự kết hợp kiến trúc Việt, Trung và Tây Âu.
Hình dung đơn giản: Bên ngoài nhà cổ mang kiến trúc cổ La Mã của phương Tây, bên trông xây dựng lối 3 gian của miền Tây ngày trước và đồ dùng, chạm khắc mang ảnh hưởng Trung Hoa khá nhiều.
Từ ngoài nhìn vào nhà được xây dựng bằng gạch men trắng nhập từ Pháp về toàn bộ. Chạm khắc bên trên tường là những chi tiết hoa văn thanh nhã với gỗ nhập từ Campuchia. Mái ngói lợp âm dương theo kiểu truyền thống với gạch nhập từ Trung Quốc. Bên trên mái ngói có nhiều hình tượng con cua, lưỡng long tranh châu.
Trước nhà có nhiều chậu cây cảnh trồng 2 bên. Nhà nằm cách sân khoảng nửa mét. Nếu để ý bạn sẽ thấy nhà có 3 gian cửa. Tuy vậy hiện nay chỉ mở gian cửa chính.
Ở cửa chính có một khung cửa với các thanh gỗ tròn song song nằm ngang có thể kéo qua lại. Buổi trưa nhà không đóng cửa chính mà kéo khung cửa này lại. Ánh sáng và gió vẫn có thể lùa vào nhà, hàng xóm thấy khung cửa được kéo cũng sẽ không gọi làm phiền. Có người gọi đó là "khung cửa ngủ trưa"
Đặc biệt bên trong nhà có một chỗ trũng xuống. Quan niệm phong thủy trước đây tiền tài sẽ đổ dồn về chỗ trũng.
Bên trong nhà nhiều chạm khắc theo kiến trúc Trung Hoa. Bên trên đó đặc biệt có 4 con linh thú là long, lân, bức, phụng. Theo quan niệm người thương gia thì Qui là rùa di chuyển chậm chạp. Bức là con dơi bay nhanh chóng, đặc biệt khi treo ngược hình tượng gần với chữ Phúc đáo vào nhà.
Trước bàn thờ có khung gỗ khắn hình rồng phượng. Bên góc phải có một chiếc gương không lớn không nhỏ. (Kiến trúc khá giống nhà cổ Bình Thủy: đều có khung gỗ khắc tỉ mỉ, chiếc gương bên góc phải nhà).
Ở giữa ngoài bàn thờ tổ tiên còn có bàn thờ Quan công. Bức tranh được nhà họ Huỳnh thuê họa sĩ nổi danh từ bên Phúc Kiến sang. Gia đình họ Huỳnh vốn là người Hoa sang lập nghiệp nên thờ ông theo tín ngưỡng người Trung Hoa. Phía trên bàn thờ có một bảng hiệu lớn bằng chữ Hoa.
Đi vào bên trong bạn sẽ thấy nhiều kiến trúc gỗ với chạm khắc tỉ mỉ. Hình dạng trúc tre, chim muông khá tinh tế. Những điêu khắc nhẹ nhàng không quá phô trương và 2 phòng ngủ lớn (Trước đây có 4 phòng nhưng giờ chỉ giữ lại 2 để làm thành phòng homestay cho khách thuê).
Ở giữa có một sạp gỗ lớn (Không biết là được di dời để ở đó hay là kiến trúc có sẳn). Xung quanh có các tủ đựng chén bát xưa cũ ở đây. Ngoài ra trong nhà trưng bày các vật dụng như sách, đồng hồ treo tường lớn, máy hát, tivi cũ. Đi thẳng sẽ ra các nhà phụ phía sau.
Lịch sử nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Năm 1895 ông Huỳnh Cẩm Thuận cho xây dựng nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Ông là một thương nhân gốc Hoa giàu có.
Năm 1917 ông Huỳnh Cẩm Thuận cho trùng tu ngôi nhà lại hoàn toàn. Kiến trúc bên ngoài kiểu phương Tây và bên trong kiểu kiến trúc Trung Hoa.
Năm 2008 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận di tích cấp tỉnh.
Năm 2009 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận di tích cấp quốc gia.
Hiện tại nó được công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp quản lý.
Bộ phim về chuyện tình giữa Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras
Cuốn tiểu thuyết Người Tình nổi tiếng do chính người trong cuộc là nhà văn Marguerite Duras viết lại. Cuốn tiểu thuyết sản xuất năm 1984. Nó đã dành được nhiều giải thưởng văn học (Giải Goncourt - một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Pháp) và dịch ra hơn 43 thứ tiếng.
Tuy vậy phim trường bộ phim chủ yếu lại là ở nhà cổ Bình Thủy. Ban đầu những nhà sản xuất chọn ngôi nhà gốc là nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Nhưng lúc đó nó đang là văn phòng của sở cảnh sát kinh tế Thị xã Sa Đéc nên không được chấp nhận.
Bộ phim được khởi quay từ năm 1986 đến năm 1990 hoàn thành. Sau thời gian hậu kỳ và quảng bá thì năm 1992 bộ phim chính thức khởi chiếu trên toàn thế giới (Cuối năm 1991 phim có chiếu bản hạn chế ở TP.HCM).
Chuyện tình 18 tháng giữa Huỳnh Thủy Lê và cô Marguerite Duras
Câu chuyện kể về cô gái người Pháp 16 tuổi nghèo khó ở nông thôn vùng Sa Đéc. Tình cờ trên chuyến phà để lên Sài Gòn cô gặp cậu chủ giàu có họ Huỳnh.
Khi ấy gia tộc họ Huỳnh là một trong nhưng gia đình giàu có bề thế ở Sa Đéc. Nghề làm ăn gia đình họ Huỳnh chủ yếu xây nhà và cho người lao động thuê lại ở. Ngoài ra dòng họ Huỳnh còn mua bán và xuất khẩu gạo. Đặc biệt chùa Kiến An Cung trước đây cũng thuộc quản lý của dòng họ này.
Sau lần đầu rung động, cả hai bắt đầu hẹn gặp nhau nhiều hơn. Biết rằng gia tộc chàng trai sẽ không bao giờ chấp nhận cô gái ngoại lai nghèo khó cưới con mình. Nên cả hai bắt đầu yêu nhau nồng cháy hơn bất chấp tương lai mù mịt.
Gia đình Huỳnh Thủy Lê gây áp lực lên ông để từ bỏ cô gái da trắng. Một kẻ ngoại lai da trắng xa lạ không được chấp nhận ở một gia tộc bề thế gốc Hoa. Chàng trai sau đó phải từ bỏ cô gái và cưới một người môn đăng hậu đối được sắp xếp sẳn.
Khi một lần đưa con sang Pháp, Huỳnh Thủy Lê đã gọi điện cho Marguerite Duras và nói rằng ông vẫn yêu bà như những ngày đầu gặp gỡ.
"Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết"
Trích đoạn trong cuốn tiểu thuyết L'amant (Người tình) - Nhà văn Marguerite Duras.
Những cột mốc về bộ phim Người Tình năm 1992
Diễn viên:
- Jane March vai cô gái trẻ người Pháp.
- Lương Gia Huy vai người đàn ông Hoa kiều.
- Frédérique Meininger vai mẹ cô gái.
- Arnaud Giovaninetti vai chị cô gái.
- Melvil Poupaud vai cậu em trai.
- Lisa Faulkner vai Helene Lagonelle.
- Xiem Mang vai bố chàng trai Hoa kiều.
- Philippe Le Dem vai thầy giáo người Pháp.
- Ann Schaufuss vai Anne-Marie Stretter.
Đạo diễn: Jean-Jacques Annaud.
Sản xuất: Claude Berri.
Kịch bản gốc: Marguerite Duras.
Người dẫn chuyện: Jeanne Moreau.
Âm nhạc: Gabriel Yared.
Quay phim: Robert Fraisse.
Dựng phim: Noelle Boisson.
Hãng sản xuất: Films A2, Renn Productions, Burrill Productions.
Độ dài: 115 phút.
Kinh phí: 30.000.000$.
Doanh thu: Khoảng 45.000.000$.
(Thông tin được cập nhật từ Wikipedia).
Đánh giá về nhà cổ Huỳnh Thủy Lê của khách du lịch
Bạn Khanh Vy Phan đánh giá 5/5: "Địa điểm nhỏ thôi, nhưng nhiều dấu ấn lịch sử. Kiến trúc kết hợp Pháp - Trung Hoa - Việt Nam. Nếu ai thích tìm hiểu lịch sử, ngắm cổ vật và nghe về nguồn gốc của phim - tiểu thuyết Người Tình thì nên đến 1 lần. Lưu ý có phí vào cổng nhé. Tầm 20k/người thôi".
Banh nhien tran đánh giá 3/5: "Kiến trúc cũ còn giữ tương đối nhiều, nhưng bên trong phòng ngủ đang cổ kính lại gắn cái quạt máy và bên trong nhà bày bán đồ lưu niệm bán nhìn hơi phản cảm với cách buôn bán mọi nơi".
Bên cạnh ngôi nhà cổ, chúng ta phải nhắc đến những địa danh này khi du lịch Đồng Tháp:
https://ift.tt/2WUWz2u #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét