Chùa Kiến An Cung ở Sa Đéc Đồng Tháp là ngôi chùa có lịch sử gần 100 năm. Nơi đây mang đậm nét kiến trúc người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang. Điểm độc đáo là nét kiến trúc vẫn còn giữ nguyên vẹn sau gần 100 năm. Nơi đây còn có xin xăm, coi bói và cầu an. Đây cũng là nơi chụp hình check in của nhiều bạn trẻ khi đến du lịch Đồng Tháp và miền Tây.
Đường đi đến Kiến An Cung Đồng Tháp
Chùa Kiến An Cung nằm ngay trung tâm thành phố Sa Đéc. Nó nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 50km, nằm cách Sài Gòn khoảng 150km. Điều thú vị là bạn chỉ cần đi bộ 5 phút là đến ngôi nhà cổ nổi tiếng nhà cổ Huỳnh Thủy Lê và chợ đầu mối Sa Đéc. Tham khảo thêm Google Maps đường đi chùa Ông Quách.
Giờ mở cửa: Sáng 6h00 - 12h00 và Chiều 14h00 - 18h00 (Chùa giờ nghỉ trưa sẽ đóng cửa).
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp.
Kiến trúc chùa Kiến An Cung
Ngôi chùa Kiến An Cung (Hay còn gọi chùa Ông Quách) mang đậm nét kiến trúc của người Phúc Kiến ở Trung Quốc. Đây là nét văn hóa hình thành từ sự di cư của người Hoa sang Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Kiến trúc của chùa theo hình chữ Công (工).
Ngôi chùa có 3 gian chính:
- Đông Lang.
- Tây Lang.
- Chánh Điện.
Chùa giáp với mặt lộ và có hàng rào đá dài với 1 cổng chính và 1 cổng phụ. Bước với kiến trúc chính của chùa bạn sẽ thấy có kiến trúc nhà chính và 2 nhà phụ 2 bên. Mái ngói âm dương với 3 lớp gợn sóng. Trên đỉnh ngói là những hình rồng cong vút. Phía trước ngói có bày trí mô hình 4 cung điện lớn và ở trong thêm 2 cung điện (Bị khuất) mô tả hình ảnh các nhân vật: Tây du ký, tam quốc diễn nghĩa,... Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy mái ngói tạo thành chữ Hòa là Ngũ Hành.
Trước cổng chính là 2 con kỳ lân đá, tượng 2 vị thần Thiện Ác và 2 bức hoành phi câu đối lớn. Ở trên có một bảng tự chữ Hán lớn. Đi vào trong chánh điện sẽ thấy nhiều nhang đèn nghi ngút. Chánh điện thờ Quảng Trạch Tôn Vương, Thanh Thủy Tổ Sư và Bảo Sanh Đại Đế. 2 bên chánh điện là nhà Đông Lan và Tây Lan thờ một số vị thần như Quan Thánh Đế Quân, Phật Quan Âm,...
Ở giữa điện thờ chính là một giết trời. Ban ngày ánh sáng rọi vào nổi bật cả điện thờ. Kiến trúc ở đây gần giống như nhiều ngôi chùa Ông khác trải rộng khắp miền Nam, nơi các người Hoa Phúc Kiến lập nghiệp.
Nét độc đáo kiến trúc là ở chỗ đều được giữ nguyên sau 3 lần tu sửa. Đa phần vật dụng quan trọng ở đây đều được mang sang từ Trung Quốc. Những nét kiến trúc cũng là công sức khá nhiều thợ lành nghề tạo nên.
Lịch sử chùa Kiến An Cung
Chùa Kiến An Cung Sa Đéc là ngôi chùa do người Hoa ở Phúc Kiến di cư đến xây dựng. Khi ấy nhiều người Hán bất mãn với triều đình Mãn Thanh, tuy vậy do yếu thế nên họ phải di cư đến đất nước khác. Những ngôi chùa Hoa trải dài khắp nơi vừa là nơi thờ hành tín ngưỡng vừa là nơi tụ tập của những đồng hương chung hoạn nạn với nhau. Chính vì thế đôi khi bạn sẽ thấy có sự tương đồng về kiến trúc khắp chùa Ông trên đất nước.
Năm 1924 chùa khởi công xây dựng do một người hoa tên Huỳnh Thuận kêu gọi quyên góp.
Năm 1927 chùa khánh thành.
Ngày 27/4/1994 chùa được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia.
Lễ hội ở chùa Ông Kiến An Cung
Chùa Kiến An Cung Đồng Tháp hàng năm tổ chức 2 lễ hội lớn để tế ông Quách: 22/2 âm lịch (Ngày vía sinh nhật) và 22/8 âm lịch (Ngày thành đạo). Mỗi 3 năm lặp lại sẽ tổ chức lễ tớ lớn cầu quốc thái dân an.
Vì sao chùa Kiến An Cung được gọi là chùa Ông Quách
Để giải thích cho cái tên dân gian là Ông Quách cũng khá đơn giản. Trước đây đa phần người ta gọi chùa Hoa là chùa Ông. Đơn giản vì người Hoa thường thờ thần, đó là những ông tai to mặt lớn râu ria (Ví dụ như Quan Thánh Đế Quân). Và ngôi chùa ở Sa Đéc Kiến An Cung lại thờ Quảng Trách Tôn Vương. Nên người ta hay đọc trại là chùa Ông Quách.
Điều thú vị: Người Hoa có nhiều gốc gác và đều thờ các vị thần linh khác nhau. Người Tiều thờ ông Bổn, người Quảng Đông thờ Quan Thánh Đế Quân, người Phúc Kiến thờ ông Quách ở điện thờ chính.
Giá vé Kiến An Cung
Giá vé chùa Kiến An Cung năm 2020 là miễn phí. Bạn có thể dễ dàng vào đây tham quan (Nhưng chụp ảnh nhiều có thể bị la).
Khách tham quan nói gì về Kiến An Cung
Bạn Hiền Nguyễn Văn đánh giá 4/5: "Chùa kiến an cung (còn gọi là chùa Ông) là nơi tâm hồn của người hoa Sa Dec là một nơi tôn nghiêm mà không chỉ riêng gì người hoa mà luôn cả người việt tại Sadec cũng thường hây đến cúng bái vào những dịp tết hoặc ngày cúng via".
Bạn Pham Duy Anh đánh giá 4/5: "Mình thì vô thần. Nhưng rất thích những địa điểm có kiến trúc cổ kính như thế này. Cho một cảm giác rất hoài cổ. Không như những đền chùa khác, ở đây cho cảm giác rất xưa!"
Tham khảo những điểm du lịch Đồng Tháp khác:
https://ift.tt/36GTqGM #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét