Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ | Tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo

Chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ là ngôi chùa linh thiêng gắn liền với câu chuyện truyền thuyết cá sấu mê hát bội ở Chợ Nổi Cái Răng. Ngôi chùa thể hiện nét văn hóa xa xưa và mang tính ảnh hưởng lớn lao của người Hoa ở Cần Thơ. Cùng miền Tây có gì tìm hiểu về ngôi chùa lâu đời này (Trùng tu gần nhất năm 2014 và chưa rõ nguồn gốc, chỉ biết lâu đời và từng ghi lại ở nhiều sách sử).

Bảng hiệu chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ
Bảng hiệu chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ

Đường đi đến chùa Ông Vàm Đầu Sấu

Chùa Ông Vàm Đầu Sấu nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Nó nằm trong 1 con đường nhỏ, đi từ con đường bọc dưới cầu đầu sấu. Chùa nhìn ra con sông nhỏ từ sông Cần Thơ đổ vào.

Địa chỉ: 12 Hẻm 1 3 Tháng 2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/isJwHWrWPHWae1JW8



Kiến trúc chùa

Chùa Ông Vàm Đầu Sấu có một chiếc cổng ấn tượng với hình ảnh sơn son thếp vàng. Đặc biệt với những lớp sơn tróc ra theo thời gian, chiếc cổng càng được khắc thêm vẻ ấn tượng của lịch sử. Ở giữa bảng hiệu phong cách như 1 chiếu thư là tên CHÙA ÔNG, bên dưới là dòng địa chỉ VÀM ĐẦU SẤU - AN BÌNH 2014. Hai bên cổng ghi 2 dòng câu đối: QUỐC THÁI DÂN AN - MƯA THUẬN GIÓ HÒA. Ở trên đỉnh là hình tượng lưỡng long tranh châu.

Khu vực bên trong chánh điện và bàn thờ Quan Công chùa Đầu Sấu
Khu vực bên trong chánh điện và bàn thờ Quan Công chùa Đầu Sấu

Khuôn viên bên ngoài chánh điện có một khu vực để tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật. Gần cổng còn có miếu thờ thổ thần nhỏ. Ở giữa là một lư hương lớn.

Khu vực thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Khu vực thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Đường vào chánh điện còn treo 2 bảng hiệu chữ Hán.

Hai bảng hiệu chữ Hán bên ngoài chánh điện chùa Ông đầu sấu
Hai bảng hiệu chữ Hán bên ngoài chánh điện chùa Ông đầu sấu

Bên trong chánh điện có nhiều bệ thờ khác nhau như nhiều chùa Ông khác.

Bên trái cửa khi vừa bước vào bạn sẽ gặp bạn thờ Phật A Di Đà (Thờ một bức hình nhỏ). Đi thẳng vào bên tay trái lần lượt là chiến sĩ trận vong, bàn thờ Hữu Ban.

Bên phải cửa khi vừa bước vào bạn sẽ gặp bàn thờ Phật Thích Ca. Đi thẳng vào bên tay phải lần lượt là Tiền Giảng, bàn thờ Tả Ban.

Bàn thờ chính ở giữa là thờ Quan Công Thánh Quân.

Bàn thờ Quan Công chùa Ông Vàm Đầu Sấu
Bàn thờ Quan Công

Bên trái là bàn thờ Ông Hổ, cạnh bên nữa là bàn thờ cậu Tài Cậu Quý.

Bên phải là bàn thờ Thần Nông.

Bàn thờ Thần Nông chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ
Bàn thờ Thần Nông chùa Ông Vàm Đầu Sấu Cần Thơ

Lưu ý khi đến cúng viếng dành cho người muốn thắp hương: Chùa Ông khá đặc biệt hơn nhiều ngôi chùa khác là có nhiều bàn thờ, mỗi bàn thờ là 1 vị thần thánh linh thiêng riêng biệt của người Hoa. Bạn cần phải thắp đủ mỗi nơi ít nhất là 1 cây nhang khi đến viếng trước khi cầu khấn. Đặc biệt là việc xin xăm hay gieo quẻ cần được thực hiện sau khi thắp đủ tất cả các nhang đèn.

Những ngôi chùa Ông nổi tiếng khác ở miền Tây:

https://ift.tt/2IN6lPH #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét