Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Núi Cấm An Giang | Kinh nghiệm du lịch chi tiết | Cách tự đi lên đỉnh núi

Núi Cấm An Giang nằm trong dãy 7 núi. Đây là ngọn núi cao nhất của Thất Sơn An Giang. Đặc biệt nơi đây là điểm du lịch nổi tiếng, hay được gọi là Đà Lạt của miền Tây. Khí hậu trọng lành, mát mẻ; những ngôi chùa đẹp và những câu chuyện huyền bí làm nên nét hấp dẫn của núi Cấm. Đặc biệt là khu công viên nước Thanh Long giữa rừng cây độc đáo. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu cách đi, kinh nghiệm, giá vé, mẹo tìm nơi ở miễn phí và ăn gì ở núi Cấm.

Cách đi núi Cấm An Giang

Núi Cấm cách thành phố Châu Đốc khoảng 40km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 70km và cách Sài Gòn hơn 250km. Nếu đi từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ bạn nên đi bằng xe buýt hoặc xe máy. Nếu đi từ các tỉnh miền Trung hoặc miền Bắc thì bạn nên đi máy bay đến sân bay Cần Thơ sẽ gần An Giang hơn. Sau đó di chuyển bằng xe buýt hoặc thuê xe máy khám phá núi Cấm, An Giang.

Hoàng hôn buông xuống núi Cấm nhìn từ xa
Hoàng hôn buông xuống núi Cấm nhìn từ xa

Di chuyển đến núi Cấm bằng xe buýt

Di chuyển từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ đến Châu Đốc bằng xe buýt. Bạn nên di chuyển bằng xe Hùng Cường, Thành Bưởi hoặc Phương Trang (Đây là 3 hãng xe lớn và có uy tín lâu năm) để an toàn hơn các xe dù khác (Giá vé từ Cần Thơ: 100.000đ/vé, từ Sài Gòn là 150.000đ/vé).

Từ bến xe Châu Đốc có 1 tuyến xe bus đi đường tỉnh lộ qua núi Sam, Tri Tôn và cả núi Cấm. Bạn dừng lại ở chân núi Cấm và tiếp túc di chuyển lên đỉnh.

Ngoài ra nếu từ thành phố Long Xuyên có 1 trạm xe buýt ở trước Coop Mart Long Xuyên. Bạn bắt xe bus đến trạm Lộ Tẻ - Tri Tôn, sau đó bắt tiếp chuyến xe đến Tịnh Biên.

Quote cách di chuyển lên đỉnh núi Cấm
Quote cách di chuyển lên đỉnh núi

Đi phượt núi Cấm bằng xe máy

Nếu đi xe máy từ Sài Gòn, bạn nên đi đường Quốc Lộ 1A đến thẳng chân núi Cấm. Đoạn đường này tương đối dễ đi hơn và có nhiều điểm dừng vui chơi hơn khi đi qua Tiền Giang, Đồng Tháp. Sau đi đến chân núi, bạn bắt buộc phải gửi xe lại nhà dân. Sau đó đi bộ 1 đoạn đường lên thẳng núi Cấm. Bạn có 3 lựa chọn để lên đỉnh là: đi bộ, xe ôm và cáp treo.

Công viên nước Thanh Long ở núi Cấm, An Giang
Công viên nước Thanh Long ở núi Cấm, An Giang

Giá vé cáp treo lên núi Cấm 2020

Giá vé cáp treo lên đỉnh núi Cấm năm 2020:

  • Người lớn: 180.000đ (Khứ hồi), 120.000đ (Một chiều lên), 100.000đ (Một chiều xuống).
  • Trẻ em: 90.000đ (Khứ hồi), 60.000đ (Một chiều lên), 50.000đ (Một chiều xuống).

Lưu ý: Giá vé cáp treo đã bao gồm giá vé tham quan (Người lớn hoặc trẻ em).

Đi cáp treo lên đỉnh núi Cấm
Đi cáp treo lên đỉnh núi

Giá vé tham quan núi Cấm:

  • Người lớn: 20.000đ.
  • Trẻ em: 10.000đ.

Quote giá vé cáp treo núi Cấm
Quote giá vé cáp treo Thiên Cấm Sơn

Quy định: Trẻ em cao từ 0,9m - 1,2m. Dưới 0,9m miễn phí giá vé và cáp treo.

Thời gian di chuyển bằng cáp treo lên đỉnh Thiên Cấm Sơn mất khoảng 15 phút.

Điểm cáp treo ở chân núi
Điểm cáp treo ở núi Cấm

Mẹo đi xe ôm lên đỉnh núi

Nếu đi bộ lên đỉnh núi bạn sẽ gặp nhiều người mời gọi đi xe ôm. Hoặc bạn có thể dừng lại trước các quán cà phê dưới chân núi để nhờ gọi dùm. Nhiều người chuyên chở du khách từ chân núi lên đỉnh núi bằng xe máy. Đó là những người xe ôm chuyên nghiệp thường xuyên lên xuống núi nên bạn có thể an tâm về độ an toàn.

Mức giá: 50.000đ/1 lượt hoặc 100.000đ/khứ hồi.

Quote kinh nghiệm đi từ trung tâm lên đỉnh Bồ Hong
Quote kinh nghiệm đi từ trung tâm lên đỉnh Bồ Hong

Tuy vậy nếu bạn chọn con đường đi bộ lên những bậc thang từ dưới chân núi. Bạn thường mất cả 1 buổi để leo được tới đỉnh. Tuy vậy bạn cũng có thể "tạo sự lựa chọn khác". Khi đi giữa đường bạn có thể hỏi 1 số người bán hàng dọc cầu thang. Bạn sẽ được ship 1 anh chở xe ôm đến nơi để chở bạn lên. Bạn cũng có thể deal mức giá xuống nếu đã đi bộ khoảng đường dài.

Đường lên đỉnh núi bằng xe ôm
Đường lên đỉnh núi bằng xe ôm

Điểm tham quan trên đỉnh núi Cấm

Khi đến đỉnh núi Cấm bạn có thể tham quan và nghỉ lại qua đêm. Đến núi Cấm ngắm bình minh khá là thú vị. Nếu chỉ đi ngắn ngày thì nên đến sớm và di chuyển bằng xe ôm hoặc cáp treo.

Khung cảnh trung tâm nhìn từ flycam
Khung cảnh trung tâm đỉnh núi nhìn từ flycam

Hồ Thủy Liêm

Hồ Thủy Liêm nằm ngay giữa không gian đỉnh núi Cấm. Diện tích hồ: 60.000m2. Ở hồ có nuôi nhiều cá chép và cá vàng. Nơi đây khá đa dạng các loài cá vì hàng năm đều có khách thập phương đến phóng sinh. Hồ có 1 cây cầu bắt ngang. Nó nối chùa Phật Lớn với các điểm dân cư xung quanh. Quanh hồ cũng xây dựng các con đường xi măng để khách thập phương đi bộ tham quan.

Hiện nay hồ Thủy Liêm ở núi Cấm cũng không phải là một cảnh quan quá hoành tráng để tham quan. Tuy vậy nó như là 1 công viên thanh tĩnh với khung cảnh thiên nhiên trong lành. Mọi người khi tham quan có thể đi bộ, ngắm cảnh và chụp hình check in. Hồ nằm cạnh chùa Phật Lớn, hướng ra chùa Vạn Linh. Nơi đây góp phần tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng núi Cấm thanh tịnh.

Hồ Thủy Liêm
Hồ Thủy Liêm

Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn hình thành từ năm 1912. Chùa tên Phật Lớn là vì chùa có 1 tượng Phật cao 1,8m là tượng cao nhất ở vùng đất núi Cấm. Ngoài ra nó dùng để phân biệt với chùa Phật Nhỏ cũng nằm trên núi Cấm. Hướng chùa nhìn ra hồ Thủy Liêm, bạn chỉ cần đi bộ vài bước chân từ chùa là đến khu vực hồ.

Chùa có chánh điện kiến trúc 3 mái, đậm nét kiến trúc chùa miền Bắc. Khuôn viên phía sau khá rộng lớn. Nhiều kiến trúc Phật giáo trên khuôn viên rộng lớn.

Tượng Phật Di Lặc lớn

Nhiều người nhầm lẫn tượng Phật Di Lặc nằm trong địa phận chùa Phật Lớn. Tuy vậy 2 địa điểm này hoàn toàn nằm cách xa nhau. Nó nằm đối diện nhau, cách bởi hồ Thủy Liêm. Tượng Phật Di Lặc ở đỉnh núi Cấm cao 33,6m. Tượng bắt đầu thi công xây dựng năm 2004, mãi đến năm 2005 mới hoàn thành xây dựng. Nó là tượng Phật Di Lặc lớn nhất nằm trên đỉnh núi ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Tượng Phật Di Lặc ở trên đỉnh Thiên Cấm Sơn
Tượng Phật Di Lặc ở trên đỉnh núi Cấm

Chùa Vạn Linh

Chùa Vạn Linh hình thành từ năm 1927. Tuy chùa không phải là cổ nhất hay mang những nét đặc trưng văn hóa lâu đời ở núi Cấm. Nhưng nó là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và hoành tráng nhất hiện nay trên đỉnh núi. Từ trên bảo tháp bạn có thể nhìn thấy hầu hết khung cảnh các công trình tại núi Cấm. Ngoài ra không gian rộng rãi, nhiều cây cối và các kiến trúc đẹp biến Vạn Linh thành ngôi chùa nổi bật nhất hiện nay ở đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Chùa Vạn Linh 1 ngày sương phủ
Chùa Vạn Linh 1 ngày sương phủ

Cổng chùa Vạn Linh là cổng tam quan với mái ngói âm dương. Cổng được sơn trắng toàn bộ. Đi thẳng vào bên trong bằng lối mòn, đi qua vườn rau, khám phá khuôn viên bên trong chùa.

  • Bảo các Quan Âm 9 tầng (bao gồm tầng dưới và tầng nóc) theo kiến trúc Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ, cao 35m đặt ở giữa. Đây là công trình thờ phụng nhiều vị Phật, Bồ Tát khác nhau ở mỗi tầng. Tầng dưới thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tầng 1 thờ Di Lặc, tầng 2 thờ Địa Tạng, tầng 3 thờ Phổ Hiền, tầng 4 thờ Văn Thù, tầng 5 thờ Đại Thế Chí, tầng 6 thờ Quan Thế Âm, tầng 7 thờ Thích Ca. Tuy vậy bảo các chỉ mở cửa vào các ngày cuối tuần (Ngày thường khóa cổng vào).
  • Đi thẳng vào là Chánh Điện uy nghiêm 7 tầng (2 tầng chánh điện và 5 tầng mái). Bên trong tầng dưới là tượng Phật Thích Ca thiền định nặng 2 tấn (Đúc từ năm 1997). Hai bên là 2 bức phù điêu cổ khắc nổi Quan Thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát (điêu khắc năm 1996). Background tường là hình tượng gốc bồ đề. Phía sau Chánh điện là Tổ điện thờ Đạt Ma Tổ Sư.
  • Tháp Hòa Thượng Khai chùa Thích Thiện Quang (Ông là người dựng lên Chùa Vạn Linh từ thuở ban đầu) cao 3 tầng ở bên phải Bảo các Quan Âm. Bên trong có thờ phụng di cốt của Hòa Thượng.
  • Tháp chuông 2 tầng hình bát giác ở bên trái Bảo các Quan Âm. Tầng dưới đặt tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá cẩm thạch trắng và đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Tầng trên đặt tượng Phật A Di Đà cũng bằng đá cẩm thạch trắng.

Khách du lịch check in ở chùa Vạn Linh
Khách du lịch check in ở chùa Vạn Linh

Phía sau kiến trúc lớn sân vườn rộng rãi với nhiều kiến trúc, tiểu cảnh Phật giáo: Vườn Lâm Tỳ Ni, Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như, 18 tượng Thập Bát La Hán, Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc bồ đề,... Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác như Giảng đường, nhà ăn, phòng ở của các sư trong chùa,...

Công viên nước Thanh Long

Một công viên nước nằm ngay đỉnh núi và giữa những rừng cây bí ẩn. Khu công viên có nhiều trò chơi cảm giác mạnh, những trò chơi thú vị với nước. Nơi đây có 1 bể tạo sóng có diện tích 3500m2, các máng trượt, vòng xoắc ốc dài, suối nhân tạo, hồ vô cực... và đặc biệt là khu vui chơi dành riêng trẻ em Amazon Kids đầy thú vị.

Bảng hiệu Thanh Long Water Park
Bảng hiệu Thanh Long Water Park ở núi Cấm

Giá vé:

  • Người lớn: 100.000đ.
  • Trẻ em: 50.000đ.

Vồ Bồ Hong (Đỉnh núi Cấm)

Vồ Bồ Hong là điểm cao nhất trên đỉnh núi Cấm. Nhiều người tưởng nhầm rằng khu vực trung tâm ở chùa Phật Lớn là đỉnh, tuy vậy bạn cần di chuyển gần 2km đường núi để lên đến đỉnh. Nơi đó có 1 tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Bạn sẽ phải đi qua những đoạn đường dốc và những bậc cầu thang để lên đến đỉnh.

Đứng trên đỉnh Bồ Hong bạn có thể nhìn một phần khung cảnh chùa Phật Lớn và hồ Thủy Liêm. Nếu trời trong bạn có thể nhìn ra cả Hà Tiên (Mình nghe các chú xe ôm kể lại như thế).

Mẹo: Bạn có thể đi xe ôm khứ hồi ngay tại trung tâm đỉnh núi Cấm với mức giá 40.000đ. Hoặc lượt xuống với giá 20.000đ (Ngày cuối tuần đông khách giá có thể tăng lên 50.000đ).

Bản đồ khu du lịch núi Cấm
Bản đồ khu du lịch núi Cấm

Kinh nghiệm du lịch núi Cấm An Giang

Bạn có thể tiết kiệm được 20.000đ tiền vé tham quan nếu đi xe ôm từ chân núi lên đỉnh núi Cấm. Những người xe ôm sẽ đi vòng đường núi để tránh trạm soát vé.

Nếu bạn sắp xếp nghỉ lại ở đỉnh núi Cấm thì có thể trải nghiệm trekking đi bộ từ chân núi lên đỉnh núi (Thường mất khoảng 3-4 tiếng). Khi mệt bạn có thể dừng lại và nhờ người dân gọi xe ôm dùm (Đôi khi người dân gần đó cũng là tài xế xe ôm). Nhưng nếu bạn bị hạn chế thời gian, hãy sắp xếp đi cáp treo hoặc xe ôm 100% để tiết kiệm thời gian hơn.

Đặc sản núi Cấm là bánh xèo. Bánh xèo miền Tây khá rẻ và ngon luôn. Đặc biệt là rau rừng hái trên núi khá lạ và ngon. Nhiều quán bán dọc bên đường chính gần hồ Thủy Liêm. Giá khá là rẻ với 10.000đ/bánh xèo chay và 20.000đ/bánh xèo mặn.

NƠI NGỦ MIỄN PHÍ Ở NÚI CẤM: Nếu bạn xin ngủ lại chùa Phật Lớn sẽ tiết kiệm chi phí cho chuyến đi. Ở chùa Phật Lớn có sẳn chiếu, mùn cho khách thập phương xin ở lại (Bạn cần gửi Chứng minh nhân dân lại cho sư ở chùa). Bạn sẽ có khu vực riêng ở chung với mọi người. Tuy vậy khi ngủ sẽ có phần thiếu an tâm nếu bạn đem vật dụng đắt giá.

Quote kinh nghiệm du lịch Thiên Cấm Sơn An Giang
Quote kinh nghiệm du lịch núi Cấm

Thời điểm đẹp để du lịch núi Cấm An Giang

Sở dĩ núi Cấm có tên gọi là Đà Lạt của miền Tây là vì không khí quanh năm đều khá mát mẻ và trong lành. Theo định luật cứ lên cao 100 mét so với mặt nước biển thì nhiệt độ lại giảm 0,6 độ.

Quote thời điểm đẹp để đi núi Cấm
Quote thời điểm đẹp để đi núi Cấm

Với độ cao trên 700m thì nhiệt độ núi cấm sẽ giảm khoảng 4 độ so với chân núi.

Vì vậy, bạn chỉ cần tránh đi vào thời tiết mưa là ổn nhất. Tuy nhiên nếu muốn kết hợp tham quan các địa điểm khác như rừng tràm thì bạn nên đi vào tháng 9,10 hay 11. Thời điểm này là cao điểm của mùa mưa nhưng cũng là mùa nước nổi. Khi ấy rừng tràm sẽ có bèo phủ khắp mặt nước. Bạn cũng sẽ được thưởng thức nhiều hơn các đặc sản ở An Giang như cá linh, bông điên điển,...

Tips: Buổi sáng trời lạnh bạn có thể săn mây khá đẹp ở núi Cấm. Đặc biệt cho những ai đem flycam sẽ chụp khá đẹp.

Khung cảnh Thiên Cấm Sơn nhìn từ xa
Núi Cấm nhìn từ xa

Những câu chuyện huyền bí ở núi Cấm

Núi Cấm nổi danh với những điều kì bí và linh thiêng. Hãy cùng khám phá những điều lạ kỳ mang sắc thái liêu trai ở vùng đất này.

Ý nghĩa của cái tên Núi Cấm ở An Giang

Núi Cấm hay còn gọi là núi Ông Cấm. Theo lịch sử trước đây Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) từng ra lệnh cấm tín đồ của mình đặt chân đến núi Cấm lập am, miếu. Ông sợ rằng mọi người làm ô uế sự trong lành, linh thiêng của núi ngọn núi. Từ đó núi hay được gọi núi Ông Cấm, sau này rút gọn thành núi Cấm. Đây là lý do được xem xác thực nhất.

Một tích khác là khi chúa Nguyễn Ánh đến núi Cấm lẫn trốn quân Tây Sơn. Ông đã ra lệnh quân lính ngăn chặn không cho dân vào bên trong núi.

Quote ý nghĩa ngọn núi xuất phát từ nhiều nguồn tin khác nhau ở dân gian
Quote ý nghĩa núi Cấm xuất phát từ nhiều nguồn tin khác nhau ở dân gian

Một thuyết pháp khác do Giáo Sư Nguyễn Văn Hầu kể lại, nhưng ông cũng cho là không đúng:

Có người lại nói rằng sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay "Lương Sơn Bạc" tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Còn cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín - bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát năm 1926 - cấm dân gian bén mảng đến vùng núi này, nơi hùng cứ của y, chắc là không đúng.

Giáo sư Nguyễn Văn Hầu.

Rắn ở núi Cấm An Giang

Năm 2019 một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ đã trông thấy và bắt được 1 cặp rắn hổ mây nặng 60kg. Thân rắn to bằng cả 2 bàn tay chụp lại. Sau 1 thời gian chăm sóc cặp rắn này được thả lại vùng núi Cấm, nhưng cách xa khu dân cư và vùng khách du lịch thường ghé tham quan.

Anh Nguyễn Văn Long (Tài xế xe ôm) chia sẻ: "Cặp rắn vừa bắt ở núi Cấm cũng chỉ là cặp rắn bình thường thôi. Từ xưa, người ta đã thường trông thấy những con rắn nặng cả 100 kí. Rắn ở núi Cấm linh thiêng, vùng núi này lại ít được khai phá nên chúng cứ tự nhiên phát triển. Động vật ở đây con nào cũng lớn, có lần tôi còn thấy cả con trăn 200-300 trăm kí."

Quote người dân kể lại về rắn thành tinh trên núi
Quote người dân kể lại về rắn thành tinh núi Cấm

Chị Trần Thị Hồng Nhung (Sinh sống ở khu vực dưới núi) nói: "Núi Cấm có nhiều câu chuyện li kỳ, huyền bí. Từ xưa ông bà hay kể ở đó có nhiều con vật thành tinh. Chúng tu luyện ở các vùng hang sâu trong núi. Vì thành tinh nên chúng cũng thông linh hiểu chuyện. Nơi vùng con người đến thì chúng không xâm phạm mà sống riêng lãnh thổ lâu năm của mình."

Núi Cấm là vùng núi cao nhất trong dãy núi Thất Sơn ở An Giang. Nơi đây từng nhiều hòa thượng, đạo sĩ tu luyện. Những câu chuyện li kỳ, huyền bí thỉnh thoảng vẫn được lan truyền khắp dân gian trong vùng. Đôi khi những câu chuyện về rắn hổ mây ở núi Cấm cũng trở nên bình thường ở đây.

Sự tích thần Bạch Hổ núi ông Cấm

Truyện kể về những thế kỷ 19, vùng đất núi Cấm có ông Đạo Điền tu luyện, biết nhiều phép thuật. Gần đó có 1 con Bạch Hổ to lớn, hung tợn. Nó thường giết hại những động vật xung quanh để làm thức ăn, kể cả người lạc vào cũng bị nó ăn thịt, oán khí ngập trời. Lúc ấy làm kinh động đến ông Đạo Điền tu luyện gần đó, bằng phép thuật ông đã thu phục được con Bạch Hỗ hung tợn.

Sau đó ông đưa nó về cùng tu hành. Hàng ngày ông đọc kinh, giảng dạy đạo lý cho Bạch Hổ. Dần dần oán khí của con thú dữ dần biến mất, thiện tính dần xuất hiện. Tuy vậy những người và con vật chết oan ngày trước thấy Bạch Hổ an lành tu hành, khiến chúng không cam tâm. Oán khí biến chúng thành những con ma xó lảng vảng dương gian. Chúng lập mưu ám hại Bạch Hổ để trả thù.

Một ngày nọ có hàng chục người tay cầm vũ khí bén nhọn tiến đến nơi ông Đạo Điền tu luyện. Họ đòi ông giao ra Bạch Hổ để giết chết nó. Chúng đe dọa nếu không giao ra sẽ giết chết cả ông. Ông nhìn họ bình thản không nói gì mà chỉ tụng niệm tiếp. Một người nhào đến muốn đâm ông Đạo Điền, Bạch Hổ thấy vậy từ trong nhào ra đỡ lấy. Khi ấy mọi người mới chịu rút khỏi.

Quote thần Bạch Hổ
Thần Bạch Hổ

Ông Đạo Điền thương tiếc chôn cất Bạch Hổ. Khi đó ông nhẩm tính thì biết là do các con ma quỷ quấy phá kích động thù hằn của mọi người. Ông cho đệ tử dán các lúa bùa trấn quỷ khắp nơi, trừ hại nhân gian. Tuy vậy ma quỷ luôn rất khó diệt trừ.

Một buổi tối, khi đang nghỉ ngơi thì ông mơ thấy Bạch Hổ xuất hiện cùng những con hổ trong bầy của mình. Bạch Hổ lại nằm sát bên bàn thờ vong, những con hổ khác thì nhảy múa quanh bàn thờ. Những con ma từ xa trông thấy mà kinh sợ không dám lại gần. Sáng hôm sau ông Đạo Điền thỉnh nanh Bạch Hổ lên lập bàn thờ. Từ đó lũ ma quỷ dần bị tiêu diệt và không dám quấy phá như trước nữa.

Sau này trên đường lên núi Cấm bạn sẽ bắt gặp 1 điện Ông Hổ. Đó là nơi tu luyện của ông Đạo Điền xưa và bàn thờ Bạch Hổ được lập ngay nơi này.

Toàn cảnh núi Cấm ở An Giang nhìn từ trên cao
Toàn cảnh núi Cấm - An Giang nhìn từ trên cao

Thất sơn huyền bí

Tu Phật Phú Yên, tu Tiên bảy núi

Câu nói lưu truyền xa xưa và vẫn nổi tiếng đến ngày nay. Nếu nhìn lại lịch sử nhiều đạo thống như Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Dừa, Cao Đài,... đều có hình bóng của những nhà tu đạo trên đỉnh núi Thất Sơn. Tuy vậy cũng khá dễ hiểu vì cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng chỉ có An Giang là có vùng núi cao. Những nhà tu đạo lánh xa trần thế và tu luyện những khu vực thiên nhiên trong lành cũng chỉ có thể lên đây.

Quote đây là ngọn núi cao và linh thiêng tại Thất Sơn - Bảy Núi
Quote đây là ngọn núi cao và linh thiêng tại Thất Sơn - Bảy Núi

Vùng Thất Sơn trước đây đến ngày nay cũng là nơi sinh sống của nhiều người Khmer. Nếu tìm hiểu về văn hóa sâu hơn, bạn dễ dàng những câu chuyện bùa chú đều xuất phát từ người Khmer. Dân tộc nổi tiếng ếm, ngải đầy sắc thái truyền kỳ. Đến vùng Thất Sơn ai cũng phải lễ phép, lịch sự vì sợ nói bậy thì bị bỏ bùa. Nếu ăn bậy, phá bậy thì về không thầy lang nào cứu nổi, chỉ có đạo sĩ cao tay ấn mới mong chữa hết. Năm 2019 từng có bộ phim nói về đề tài này (Nhưng thất vọng là nó chưa lột tả đúng nét huyền bí thật sự).

https://www.youtube.com/watch?v=cmDeVTM-U3E

Những điều thú vị về núi Cấm An Giang

Núi Cấm là ngọn núi cao nhất thuộc dãy núi Thất Sơn huyền thoại. Hãy cùng tìm hiểm những điều thú vị về nơi này.

Quote ngọn núi có nhiều điều thú vị
Quote núi Cấm có nhiều điều thú vị

Núi Cấm là 1 trong 7 ngọn núi Thất Sơn của An Giang

Thất Sơn (Bảy Núi) là cái tên gắn liền nhiều huyền thoại ở An Giang. Năm 1882 dãy núi này lần được được ghi nhận chính thức vào sử sách trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí (Được biên soạn thời vua Tự Đức). Cuốn sách biên soạn hoàn toàn bằng tiếng Hán và có ghi nhận 7 cái tên:

Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi (南為山), Tà Biệt và Nhân Hòa (人和山)

Hiện nay, Thất Sơn bao gồm 7 ngọn núi:

  • Núi Cấm (禁山) (Thiên Cấm Sơn) với độ cao 705m.
  • Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) với độ cao 265m.
  • Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) với độ cao 614m.
  • Núi Dài (Ngọa Long Sơn) với độ cao 580m.
  • Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn) với độ cao 145m.
  • Núi Két (Anh Vũ Sơn) với độ cao 225m.
  • Núi Nước (Thủy Đài Sơn) với độ cao 54m.

Thất Sơn thuộc địa phận của huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.

Theo quy định Liên Hợp Quốc hiện nay độ cao thấp nhất khi gọi là núi phải từ 300m trở lên. Tuy vậy trước đây Thất Sơn hình thành từ dân gian và ghi sử sách trước cả khi Liên Hợp Quốc hình thành. Sở dĩ như vậy có 2 nguyên nhân chính là vì Đồng Bằng Sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, rất hiếm có những vùng núi cao. Nên nhiều mảnh đất nhô lên tuy nhỏ nhưng vẫn được dân gian gọi là núi. Lý do thứ 2 là vì Thất (7) gắn liền với con số phong thủy nhất định. Nên người xưa thường tìm đủ 7 vùng cao gom đủ thành 7 ngọn núi khác nhau.

Tượng Di Lặc ở đỉnh núi lớn nhất Việt Nam
Tượng Di Lặc ở đỉnh núi

Núi Cấm cao bao nhiêu?

Núi cấm cao 705m. Núi cấm là ngọn núi cao nhất trong hệ thống 7 núi ở An Giang. Nó cũng là ngọn núi cao nhất ở miền Tây.

Núi Cấm thuộc huyện tỉnh nào?

Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nó nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 35km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km.

5 chóp cao nhất trên đỉnh núi Cấm

5 chóp đồi cao nằm trên đỉnh núi Cấm:

  • Chóp Bồ Hong: Cao 705m. Nó gọi là Bồ Hong vì nơi đây từng có rất nhiều loài côn trùng Bồ Hong. Trên đỉnh có tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đé.
  • Chóp Đầu: Cao 584m. Nó gọi là Đầu vì nhìn từ hướng Bắc đây là đỉnh chóp đầu tiên.
  • Chóp Bà: Cao 579m. Nó gọi là Bà vì trên đây có điện thờ Bà Chúa Xứ.
  • Chóp Thiên Tuế: Cao 541m. Nó gọi là Thiên Tuế là vì trước đây nơi này bao phủ bởi rừng cây thiên tuế.
  • Chóp Ông Bướm (Chóp Ông Voi): Cao 480m. Gọi với 2 cái tên đó là vì tương truyền đây từng là nơi sinh sống 2 người Khmer tên Ông Bướm và Ông Voi.

Ngoài ra núi Cấm còn rất nhiều chóp cao khác như: Chư Thần, Cây Vôi, Mồ Côi, Đá Dựng, Pháo Bình, Bạch Tượng,...

Theo Wikipedia

Sở dĩ chỉ số 5 là vì câu nói xưa 5 non, 7 núi. Một con số mặc định khi gọi các ngọn núi tại Thất Sơn. Ngoài ra người địa phương tại đây cũng thường dùng từ Vồ gọi thay cho Chóp của đỉnh núi. Vồ là từ địa phương để chỉ một chỏm cao trên đỉnh núi.

Những nhà nghỉ, khách sạn và resort gần núi Cấm An Giang

Sau đây là một số resort, nhà nghỉ và khách sạn nằm dưới chân hoặc trung tâm đỉnh núi Cấm (Click vào để xem Google Maps):

Ngoài ra trên đường lên đỉnh núi Cấm khá nhiều nhà trọ, nhà nghỉ nhỏ lẻ khác. Đôi khi chỉ lót võng và có khu vực ngủ nghỉ tại chỗ. Bạn cũng có thể xin ngủ lại chùa Phật Lớn miễn phí.

Tìm hiểu thêm về điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang: Rừng tràm Trà Sư.

https://ift.tt/3nC035j #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét