Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ | Tìm hiểu nét văn hóa | Hướng dẫn tham quan

Hội Linh Cổ Tự ở Cần Thơ là một trong những ngôi chùa cổ lâu năm nhất tại Cần Thơ. Nó đã có lịch sử hơn 110 năm. Nơi đây lưu giữ khá nhiều nét văn hóa và lịch sử giá trị của Phật giáo Việt Nam. Một kiến trúc tương đối lớn và nhiều chi tiết độc đáo. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu về ngôi chùa cổ này.

Chánh điện Hội Linh Cổ Tự
Chánh điện Hội Linh Cổ Tự

Đường đi đến chùa Hội Linh Cổ Tự

Hội Linh Cổ Tự nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 4km. Chùa nằm trong một con hẻm nhỏ gần chợ An Thới. Hãy cùng tham khảo địa chỉ Google Maps đến ngôi chùa.

Chùa Hội Linh nhìn từ trên cao
Chùa Hội Linh nhìn từ trên cao

Địa chỉ: 36, đường Cách Mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ.

Kiến trúc Hội Linh Cổ Tự

Diện tích chùa 2.500m2.

https://www.youtube.com/watch?v=EmA5tNgQpyE

Cổng ngoài

Ngôi chùa có 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Tuy vậy những ngày bình thường chỉ một cổng phụ bên tay trái từ ngoài nhìn vào mở cửa. Phía trước cổng phụ bên phải có một bia đá ghi nhận chùa đạt di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia và tiểu sử tóm tắt ngôi chùa.

Bia di tích trước cổng chùa
Bia di tích trước cổng chùa

Cổng chính của chùa có 2 lớp ngói âm dương xanh lá. Phía mái dưới ghi tên Chùa Hội Linh, ở trên là biển chữ Hán tên chùa. Đỉnh mái có hình tượng lưỡng long tranh châu. Hai bên thành có hai câu đối bằng chữ Hán.

“Hội thượng diên chân chùa tiếp dân thập phương quy giác lộ - Linh sơn khai nhãn tạng đề huế tứ chúng xuất mê tân”

Hán ngữ của 2 câu đối là

Tạm dịch: Chùa là nơi tiếp dân từ mọi nơi đến. Nơi đây để khai sáng cho con người bỏ đi những điều lầm đường lạc lối mà sống hạnh phúc, yên vui.

Cổng trước chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ
Cổng trước chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ

Cổng phụ có 1 lớp ngói và hai câu đối 2 bên. Ở trên có những hàng chữ Hán khác nhau với mỗi cổng phụ.

Cổng phụ
Cổng phụ

Bố cục chùa

Sau cổng chỉnh có một ao sen hình bán nguyệt, ở giữa ao là một tượng Bồ Tát cỡ người thật. Đặc biệt hai cây liễu hai bên hồ được uốn cong về phía tượng Phật Bồ Tát che nắng che mưa.

Tượng Quan Âm Bồ Tát giữa áo sen trước chánh điện
Tượng Quan Âm Bồ Tát giữa áo sen trước chánh điện

Bố cục chùa khá đơn giản. Bên phải là kiến trúc chùa, phòng ngủ nghỉ trải dài ra phía sau. Bên trái là nơi đặt các bảo tháp thờ các vị hòa thượng đã quá cố của chùa và nơi thờ các vị thần linh như thổ thần, miếu ngũ hành,...

Khuôn viên chùa có nhiều bảo tháp
Khuôn viên chùa có nhiều bảo tháp

Chánh điện

Chánh điện có 2 tầng. Tầng trên đặt tam đại chí tôn của đạo Phật: Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí và Quan Âm Bồ Tát. Trên đỉnh từng nơi đặt tượng Phật là 3 đỉnh nhọn. Ở giữa đỉnh có ghi số 1914, đó là năm chùa được trùng tu xây dựng lại toàn bộ như ngày nay. Ở trên đỉnh ở giữa là hình búp sen. Ở hai bên là hình giống như bầu rượu.

Phần mái của chánh điện chùa Hội Linh
Phần mái của chánh điện chùa Hội Linh

Điện thờ chính có 3 gian nhỏ.

Bên trong tôn trí nhiều tượng Phật theo các cấp bậc rất uy nghi. Tại 3 gian thờ, có treo 3 bức hoành phi khắc bằng chữ Hán ở giữa là "Hội Linh Tự", bên trái "Tam vô tư địa", bên phải "Thưởng thiện phạt ác".

Wikipedia

Gian thờ chính thờ Phật A Di Đà, gian thờ bên trái là Đại Thế Chí Bồ Tát, bên phải là thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện thờ khá giống với vị trí đặt 3 tượng Phật ở trên lầu trước chánh điện.

Phật bà
Phật bà

Ở giữa chánh điện còn có một tượng Phật Di Lặc cao khoảng 3m. Đi thẳng vào trong nữa là tượng thờ Phật Dược Sư. Ở phía sau có ngọn tháp nhỏ 7 tầng, mỗi tầng là 1 ngọn đèn với tượng nhỏ một vị phật Dược Sư.

Nơi thờ các hương hồ đã khuất chùa Hội Linh Cổ Tự
Nơi thờ các hương hồ đã khuất chùa Hội Linh Cổ Tự

Phía sau gian thờ cuối cùng là gian thờ tổ. Nơi đây thờ các vị tổ sư trước đây của Hội Linh Cổ Từ, bên cạnh là tượng thờ lớn của Đạt Ma tổ sư.

Nơi thờ tổ bên trong chùa Hội Linh
Nơi thờ tổ bên trong chùa Hội Linh

Ở phía sau nữa là hậu đường. Nơi đây có nhiều gian khác nhau: tiếp khách, thuyết pháp, nhà bếp và phòng ăn.

Kiến trúc mái ngói
Kiến trúc mái ngói

Lịch sử Hội Linh Cổ Tự

Hội Linh Cổ Tự là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Cần Thơ. Những ngôi chùa mang ý nghĩa lâu đời với chữ "cổ tự" ở phía sau.

Tháng 2 năm 1907 chùa được hòa thượng Thích Khánh Hưng cho khởi công xây dựng với cái tên Hội Long Tự. Ngôi chùa nằm ở phần ngọn 1 con rạch nhỏ do ông Phạm Văn Bường (Pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám cúng dường. Chùa khi ấy còn có cái tên là Xẽo Cạn.

Năm 1914 hòa thượng Thích Khánh Hưng viên tịch, hòa thượng Thích Hoằng Đạo lên trụ trì thay. Người đã cho tu sửa toàn bộ ngôi chùa. Bắt đầu từ đó chùa đổi tên thành Hội Linh Tự.

Kiến trúc bảo tháp chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ
Kiến trúc bảo tháp chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ

Năm 1922 hòa thượng Thích Hoằng Đạo viên tịch, hòa thượng Thích Trí Đăng lên trụ trì thay.

Năm 1944 hòa thượng Thích Trí Đăng viên tịch, thượng tọa Thích Pháp Thân lên trụ trì thay.

Năm 1945 chùa phải tự thiêu hủy 1 phần để không bị quân Pháp chiếm đóng.

Sư tử đá trước bảo tháp chùa Hội Linh
Sư tử đá trước bảo tháp chùa Hội Linh

Năm 1970 hòa thượng Thích Pháp Thân viên tịch (Người lên chức danh Hòa thượng năm 1967). Hòa thượng Thích Pháp Hiện trù trị chùa thay người.

Đặc biệt hòa thượng Thích Pháp Thân còn có phong hàm liệt sĩ vì đã có đóng góp nhiều cho cách mạng. Ngôi chùa thường là nơi tập trung, cơ sở bí mật của nhiều chiến sĩ trong thời kháng chiến chống Pháp.

Theo cấp bậc hiện nay của giáo hội phật giáo việt nam thì đại đức -> Thượng Tọa -> Hòa Thượng.

Đại đức: vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giới) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi)

Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Trang trí hoa văn ở bảo tháp Hội Linh
Trang trí hoa văn ở bảo tháp Hội Linh

Năm 1972 hòa thượng Thích Pháp Hiện chuyển tu sang một nơi khác. Thượng tọa Thích Chơn Đức lên thay trụ trì (Năm 1998 sư được tấn chức danh Hòa Thượng).

Ngày 21/6/1993 Chùa Hội Linh được chứng nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.

Bằng khen xếp hạng di tích quốc gia chùa Hội Linh
Bằng khen xếp hạng di tích quốc gia chùa Hội Linh

Năm 2005 vì tuổi cao sức yếu hòa thượng Thích Chơn Đức đã giao quyền trụ trì cho thượng tọa Thích Thiện Pháp.

Năm 2011 hòa thượng Thích Chơn Đức viên tịch. Thượng tọa Thích Thiện Pháp chính thức lên làm trụ trì.

Năm 2017 thượng tọa Thích Thiện Pháp tấn thăng chức danh Hòa Thượng.

Hội Linh Cổ Tự flycam
Hội Linh Cổ Tự flycam

Những ngày lễ cúng ở chùa Hội Linh Cổ Tự

Ngoài những ngày rằm hay lê hội lớn như Phật Đản, trung thu, Vu Lan,... Thì chùa còn tổ chức những ngày giỗ cho những hòa thượng trụ trì trước đây: Hòa thượng Thích Pháp Thân ngày 18/8 âm lịch, Hòa thượng Thích Chơn Đức ngày 21/9 âm lịch.

Tượng Phật Di Lặc ở bên trong khuôn viên chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ
Tượng Phật Di Lặc ở bên trong khuôn viên chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ

Đánh giá về Hội Linh Cổ Tự của khách du lịch

Bạn Lắng Nguyễn Thành đánh giá 4/5: "Chùa thanh tịnh, đến cúng thất đầu tiên cho mẹ được các thầy và phật tử hướng dẫn tận tình. Mỗi 18h30 hàng ngày Sư thầy và các phật tử tiến hành tụng kinh cầu Siêu, cầu An cho mọi người rất trang nghiêm. Hôm qua mình cúng thất thứ 2 cho mẹ thấy yên tâm và không còn lóng ngóng như thất đầu. Cảm ơn các sư và các phật tử đã tụng niệm cầu cho mẹ sớm được vãng sanh cục lạc."

Bạn Minh Thien Thich đánh giá 5/5: "Chùa Hội Linh nơi ghi dấu tình thần Đạo pháp và Dân tộc của chư tổ tiền bối trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Nay có thể tổ chức đạo tràng tu học, hướng thiện cho đàn tính tốt!"

Đánh giá khách du lịch về Hội Linh Cổ Tự
Đánh giá khách du lịch về Hội Linh Cổ Tự

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngôi chùa nổi tiếng khác ở Cần Thơ:

https://ift.tt/3gKJuAD #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét