Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Chùa Khmer hồ Xáng Thổi Cần Thơ | Chi tiết về Pitu Khosa Rangsay

Chùa Khmer hồ Xáng Thổi Cần Thơ còn có tên là Pitu Khosa Rangsay. Đây là ngôi chùa có lịch sử 70 năm với nhiều kiến trúc chi tiết độc đáo. Vào bên trong chánh điện với 3 tầng đặc trăng. Mỗi tầng lại mang nét kiến trúc khác lạ và tượng Phật Thích Ca riêng biệt. Đặc biệt trên sân thượng với nhiều mô phỏng các sự kiện trong đời đức Phật. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu chi tiết hơn về ngôi chùa này.

Chùa Khmer bờ hồ xáng thổi Pitu KhôSa Răngsây Cần Thơ flycam nhìn từ trên cao
Chùa Khmer bờ hồ xáng thổi Pitu KhôSa Răngsây Cần Thơ flycam nhìn từ trên cao

Đường đi đến chùa Pitu Khosa Rangsay Cần Thơ

Chùa Pitu Khosa Rangsay nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Nó nằm ngay bờ hồ Xáng Thổi, cách bến Ninh Kiều khoảng 1km. Nó nằm ngay khu vực chợ An Cư.

Giờ mở cửa: 7h00 - 19h00.

Số điện thoại: 0906 466 446.

Địa chỉ: 27 Đường Mạc Đĩnh Chi, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Google Maps: Đường đi đến chùa Khmer bờ hồ Xáng Thổi.

Kiến trúc chùa Khmer hồ xáng thổi

Diện tích chùa Pitu Khosa Rangsay: 645m2.

Chùa có kiến trúc độc đáo chùa một ngôi chùa Khmer với kiến trúc Ankor cổ điển. Chùa cũng giống nhiều ngôi chùa Khmer khác với kiến trúc: Chánh điện, sala, nhà tăng, nhà bếp. Chánh điện chùa có 3 lầu.

https://www.youtube.com/watch?v=7UmVQj6vwWg

Kiến trúc mái chùa Khmer hồ xáng thổi

Kiến trúc mái ngói luôn là phần quan trong của chùa. Cấu trúc mái chùa có 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp khác nhau. Ở đỉnh mái luôn có hình tượng thần rắn naga cong và nhọn. Phần trung tâm là một tháp nhọn nhỏ. Mỗi bề mặt đều sơn hình Phật Thích Ca. Cấu trúc mái khá phức tạp và tỉ mỉ từng đường nét điêu khắc.

Bốn mặt mái ngói chùa Khmer hồ Xáng Thổi đều điêu khắc hình tượng Phật Thích Ca
Bốn mặt mái ngói đều điêu khắc hình tượng Phật Thích Ca

Tầng dưới chùa Khmer hồ Xáng Thổi

Xung quanh chùa được bao bọc bởi tường cao. Cổng chùa sơn vàng và xanh cẩm thạch. Bên trái biển hiệu có đề tên chùa bằng tiếng Khmer, ở giữa là ký hiệu Phật giáo và bên phải là tên chùa được phiên âm. Ngoài ra chùa còn có cái tên Việt là Viễn Quang.

Biển hiệu chùa Pitu Khô Sa RăngSây
Biển hiệu chùa Pitu Khô Sa RăngSây

Tiến vào bên trong bạn sẽ thấy một tượng Phật Thích Ca nằm cạnh bậc thềm đi lên chánh điện. Tượng Phật để trong lồng kính và đặt dưới một gốc cây. Thường ta sẽ bỏ quên một bảo tháp nhỏ nằm phía bên phải cạnh cổng vào.

Khu vực này dùng làm nơi để xe. Phía sau còn có nhiều phòng như phòng ăn, phòng họp, phòng tiếp khách, phòng nghỉ ngơi của các sư tăng,...

Cả ba tầng của tòa chính điện này còn có 12 cửa sổ bằng gỗ được các nghệ nhân nổi tiếng ở Việt Nam. khắc chạm bằng 12 đức phù điêu tuyệt hảo. mỗi bức mang nội dung về một truyền thuyết dân gian như sự tích phật giáo, tích truyện Riênkê. Trong đó, riêng tầng ba, hai bên tường đều gắn phù điêu nữ thần Têpanon – Phanhites cộng với Phanhi Phlong. Ngoài ra còn trang trí bằng 16 bức tranh vẽ minh họa lại cuộc đời của đất phật từ đản sanh đến nhập niết bàn. Vách ngoài tầng ba đắp hoa văn Đos-chanh Ăngkor. Nhìn chung vừa giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc thù của bản sắc văn hóa Khmer vừa cách điệu hiện đại với hòa điệu giữa Ăngkor và Khmer Nam bộ

Trích Báo Đất Việt

Bên trái là dãy Đông lang Sala, bên phải là dãy Tây lang Sala.

Chùa Pitu KhôSa Răngsây Cần Thơ
Chùa Pitu KhôSa Răngsây Cần Thơ

Tầng 1 chùa Khmer hồ Xáng Thổi

Tương tự kiến trúc chùa Muniransay Cần Thơ, chánh điện nằm cách mặt đất khoảng 1 mét. Bạn cần đi lên các bậc thềm cầu thang để lên trên. 2 bên tay vịn là tượng rắn thần Naga. Nếu nhìn kỹ bạn còn thấy tượng nữ thần, thần chim và tượng tứ diện trang trí xung quanh cầu thang đi lên.

Thần rắn Naga điêu khắc trên thanh vịn cầu thang lên chùa
Thần rắn Naga điêu khắc trên thanh vịn cầu thang lên chùa

Ở chánh điện bạn sẽ thấy nhiều tượng Phật Thích Ca trên bàn thờ. Đặc biệt có 2 tượng cao lớn 4-5 mét. Môt tượng bằng đồng và một tượng bằng đất sét. Xung quanh tường trần nhà là nhiều bức tranh vẽ về cuộc đời đức Phật. Đặc biệt có một tủ sách nhiều kinh kệ bằng tiếng Khmer.

Điện thờ hậu điện tầng 1 chùa khmer bờ hồ Xáng Thổi
Điện thờ hậu điện tầng 1 chùa khmer bờ hồ Xáng Thổi

Đây là khu vực chính làm các lễ cúng lớn của người Khmer như Chol Chnam Thmay, lễ cúng trăng, lễ tạ ơn, Donta,...

Bên trong chánh điện đều có nhiều bức vẽ về Phật
Bên trong chánh điện đều có nhiều bức vẽ về Phật

Tầng 2 chùa Khmer hồ Xáng Thổi

Lên trên tầng 2 cũng là điện thờ với nhiều tượng Phật Thích Ca và xung quanh tường trên trần là nhiều bức vẽ về cuộc đời đức Phật. Tượng lớn nhất được mạ vàng và có 1 tượng bằng ngọc.

Điện thờ hậu điện tầng 2 chùa khmer bờ hồ Xáng Thổi
Điện thờ hậu điện tầng 2 chùa khmer bờ hồ Xáng Thổi

Đặc biệt tầng này có 1 khu vực để khá nhiều nhạc cụ dân tộc của người Khmer. Bạn có thể thấy bộ trống gỗ, trống đồng và đàn gỗ được trưng bày một góc.

Bộ trống truyền thống người Khmer ở chùa
Bộ trống truyền thống người Khmer ở chùa

Tầng 3 chùa Khmer hồ Xáng Thổi

Tầng 3 cũng là điện thờ Phật Thích Ca. Bàn thờ có nhiều tượng Phật. Đặc biệt có một tượng Phật sơn vàng lớn, phía sau là tượng sơn màu. Đặc trưng tầng này là phía tường đối diện có thờ hình 2 vị tổ sư của chùa. Xung quanh tường sơn son thếp vàng về cuộc đời đức Phật khá tỉ mỉ.

Điện thờ ở Chánh Điện chùa Khmer hồ Xáng Thổi Pitu Khosa Rangsay
Điện thờ ở Chánh Điện chùa Khmer Pito Khosa Rangsay

Khác với tầng 1 và tầng 2 chỉ xem là hậu điện. Tầng 3 được xem là chánh điện cử hành các nghị sự quan trọng của các chư tăng: Thọ giới, xuất gia, dâng y, dâng bông, thiền sự, tang sự,...

Những bức phù điêu sơn son thếp vàng tại chánh điện
Những bức phù điêu sơn son thếp vàng tại chánh điện

Sân thượng chùa Khmer hồ Xáng Thổi

Sân thượng chia làm nhiều khu vực đặt tượng Phật. Một nơi đặt các tượng mô tả lại khung cảnh đức Phật ra đời với 7 bước 7 đóa hoa sen. Tượng Phật chỉ tay lên trời nói duy ngã độc tôn. Một nơi đặt tượng Phật tả cảnh người giảng đạo dưới gốc bồ đề cùng với 5 vị Trần Kiều Ni. Một nơi đặt tượng Phật Thích Ca tư thế nằm.

Mô phỏng đức Phật vừa sinh ra đời
Mô phỏng đức Phật vừa sinh ra đời

Lịch sử chùa

Năm 1948 Thượng tọa Sơn Tây xây dựng chùa với mái lá đơn sơ.

Năm 1960 Thượng tọa Sơn Tây viên tịch, Đại đức Sơn Vui thay thế làm trụ trì chùa.

Năm 1963 Đại đức Lâm Navancy về thay thế làm trụ trì.

Bàn lễ của người tu Phật ở chùa Khmer
Bàn lễ của người tu Phật ở chùa Khmer

Năm 1970 Đại đức Lâm Navancy bị giặt bắn chết.

Từ năm 1970 đến 1996, chùa đã trải qua 9 đời trụ trì: Đại đức Danh Anh, Sơn Vạnh, Thạch Cung, Thạch Vinh, Đại đức Lý Sarum, Đại đức Châu Mum, Đại đức Đào Suôn, Đại đức Mai Hiệp, Danh Cảnh.

Nhiều tượng Phật nhỏ được điêu khắc trên tường ở chánh điện
Nhiều tượng Phật nhỏ được điêu khắc trên tường ở chánh điện

Năm 1996 Đại đức Lý Hùng về làm trụ trì chùa.

Năm 2007 Đại đức Lý Hùng tấn thăng thành Thượng tọa.

Năm 2008 Chùa được trùng tu toàn diện.

Tủ sách các kinh Phật bằng tiếng Khmer
Tủ sách các kinh Phật bằng tiếng Khmer

Năm 2012 sau 4 năm chùa hoàn thành trùng tu và có diện mạo mới như hiện nay.

Trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm chùa là nơi chứa chấp nhiều chiến sĩ cách mạng. Hiện nay, chùa cũng là nơi đào tạo, dạy học cho nhiều bà con người Khmer khu vực Cần Thơ.

Trên trần nhà chánh điện vẽ nhiều bức tranh nói về những câu chuyện của đức Phật
Trên trần nhà chánh điện vẽ nhiều bức tranh nói về những câu chuyện của đức Phật

Đánh giá về chùa Pitu Khôsa RăngSây của khách tham quan

Bạn Tran Ngoc Hoai đánh giá 4/5: "Chùa gắn với bao kỹ niệm thời sinh viên, chùa có kiến trúc độc đáo, lễ hội diễn ra thu hút nhiều du khách địa phương cũng như là nước ngoài".

Bạn Duoc Nguyen đánh giá 5/5: "Chùa đặc biệt nằm trong trung tâm thành phố. Không gian hẹp nhưng trang trí vẫn giữ được kiến trúc cổ kính của chùa Khmer Nam Bộ."

Đánh giá khách du lịch về chùa Khmer bờ hồ Xáng Thổi
Đánh giá khách du lịch về chùa Khmer bờ hồ Xáng Thổi

Hình ảnh chùa Khmer bờ Hồ Xáng Thổi Pitu Khosa Rangsay

Một số hình ảnh khác về chùa Khmer bờ hồ Xáng Thổi mới nhất:

Tìm hiểu thêm ngôi chùa màu Vàng hơn 100 năm tuyệt đẹp ở Cần Thơ: Thới Long Cổ Tự.

https://ift.tt/30X6hDQ #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét