Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Chùa Phật Học Cần Thơ | Ở Đâu | Lịch Sử và những điều bạn CẦN BIẾT

Chùa Phật Học Cần Thơ là ngôi chùa lộng lẫy, nghiêm trang ngay giữa trung tâm thành phố. Đây là ngôi chùa nổi bật về kiến trúc mà nhiều khách tham quan phải trầm trồ khi nhìn thấy. Chùa Phật Học cũng thường xuyên tổ chức các khóa giảng pháp, phát cơm từ thiện, tổ chức lễ hội Phật giáo lớn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ngôi chùa liêng thiêng và tuyệt đẹp này cùng Miền Tây có gì nhé!

Chùa Phật Học nhìn từ trên cao
Chùa Phật Học nhìn từ trên cao

Đường đi chùa Phật Học Cần Thơ

Chùa nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Đây là ngôi chùa lớn và uy nghi giữa lòng thành phố. Nó nằm ngay ngã 4 giao lộ, đối diện chùa Khmer Cần Thơ, đối diện tòa nhà Sacombank và gần với Trường THCS Chu Văn An. Tham khảo địa chỉ Google Maps chùa Phật Học Cần Thơ.

Đặc biệt bạn có thể gửi xe trước cổng chùa miễn phí và có người trông coi xe.

Chùa Phật Học
Chùa Phật Học

Giờ mở cửa: 8h00 - 22h00.

Địa chỉ: 11 Đại Lộ, Đại lộ Hoà Bình, Ninh Kiều, Việt Nam.



Lịch sử chùa Phật Học

Năm 1951 chùa được Hội Phật Học Nam Việt xây dựng. Chùa ban đầu chỉ có 3 tầng lầu đơn giản.

Chùa trước đây được hội Phật Giáo Việt Nam thành lập
Chùa trước đây được hội Phật Giáo Việt Nam thành lập

Năm 1965 Hòa thượng Thích Thiện Phước về trụ trì chùa. Đây cũng là vị trụ trì lâu đời nhất ở chùa.

Ánh nến cầu an ở chùa Phật Học
Ánh nến cầu an ở chùa Phật Học

Năm 1993 Đại đức Thích Minh Thông thay thế trụ trì Thích Thiện Phước sau khi người viên tịch.

Bàn thờ các vị Hòa Thượng
Bàn thờ các vị Hòa Thượng

Năm 2012 chùa bắt đầu trùng tu xây dựng.

Cổng tam quan chùa Phật Học
Cổng tam quan chùa Phật Học

Năm 2014 chùa khánh thành công trình mới với 5 tầng lầu lớn uy nghi giữa trung tâm thành phố Cần Thơ.

Chùa Phật Học Cần Thơ Flycam
Chùa Phật Học Cần Thơ Flycam

Kiến trúc chùa

Chùa Phật Học mang kiến trúc miền Nam và hiện đại. Nó xây dựng như một tòa tháp cao 5 tầng và vô cùng lộng lẫy giữa lòng Cần Thơ.

https://www.youtube.com/watch?v=9et2BOXUFGU

Phía trước chùa là một cổng tam quan nhỏ, nó giữ lại khá chi tiết cổng tam quan của ngôi chùa trước khi trùng tu. Trước cổng có 2 vị thân - phong thần và lôi thân - bảo hộ đề chữ Phật Giáo Việt Nam, ở giữa là một hòn đá lớn án ngữ tâm mắt nhìn vào bên trong. Bên phải cổng tam quan là tượng đài sen 3 vị Phật là A Di Đà, Dược Sư và Thích Ca.

Bước vào bên trong bạn sẽ ngỡ ngàng trước bóng cây cổ thụ bao phủ bên trong. Dưới cây là một tượng Phật A Di Đà cỡ lớn uy nghi. Ngoài ra xung quanh khuôn viên là các tượng Phật khác. Đặc biệt là những bài kinh Phật, chú đại bi được khắc chạm vào đá để gần các tượng Phật.

Tượng Phật Thích Ca dưới gốc cây cổ thụ chùa Phật Học
Tượng Phật Thích Ca dưới gốc cây cổ thụ

Điều thú vị nhất là những điều nguyện ước, cầu an được ghi lại và treo lên các nhánh cây. Những điều ước mong gửi đến người thân của Phật tử khắp nơi như một tín hiệu gửi lên những bậc thần nhân.

Đốt nến cầu an
Đốt nến cầu an

Tòa nhà 5 tầng, mỗi tầng lại có đặc trưng riêng khác nhau.

Ngoài Chánh Điện là gian thờ tự lớn nhất chùa, chùa còn sở hữu 1 gian thờ Tổ, 1 giảng đường có đặt bàn thờ Thiên Thu Thiên Nhãn  và 1 gian để cốt của những Phật tử đã qua đời.

Tầng 1 là khuôn viên chùa để tiếp đón Phật tử cúng bái. Bên trong là gian nhà bếp và một cửa hiệu bán kinh Phật.

Tầng 2 là nơi thờ Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát.

Tầng 3 là nơi thờ một tượng Bồ Tát với những con rồng xung quanh. Bên trong chánh điện tầng 3 là khu vực riêng chỉ mở cửa vào dịp Lễ.

Tầng 4 là nơi thờ chính Đạt Ma Sư Tổ.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ
Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Tầng 5 là nơi thờ tượng Phật A Di Đà dát vàng uy nghiêm. 2 bên tượng là những tượng Phật Bồ Tát lẫm liệt. Hai bên mặt tường là tượng sáp các vị la hán nhìn rất sống động.

Những lễ hội tổ chức ở chùa Phật Học

Chùa Phật Học là ngôi chùa lớn và luôn đi đầu trong việc tổ chức các lễ hội của Phật Giáo. Mỗi ngày chùa đều tổ chức đọc kinh cầu khấn hay có nhiều dịp giảng pháp của các vị sư. Bên trong còn có khu vực cầu an, cầu siêu và nơi cất giữ cốt của những vị Phật tử.

Một bản hiệu chữ hán trong chùa Phật Học
Một bản hiệu chữ hán bên trong chùa

Đặc biệt là vào những dịp rằm chùa đều tổ chức tiệc chay, phát cơm miễn phí cho người khó khăn. Đôi khi những Phật tử và sư thầy trong chùa thường tổ chức phóng sinh cá, chim và những chuyến đi từ thiện phát quà. Ngoài ra, dịp lễ Vu Lan, Phật Đảng luôn là dịp chùa trang hoàng lộng lẫy.

Phật tử làm công quả nấu ăn ở chùa Phật Học
Phật tử làm công quả nấu ăn ở chùa Phật Học

Tìm hiểu thêm về chùa Khmer cực đẹp ở Cần Thơ: Chùa Munirangsay.

https://ift.tt/2Hr6a8x #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét