Du lịch rừng tràm Trà Sư đã trở thành tiêu điểm năm 2020 ở An Giang. Đến rừng tràm Trà Sư bạn sẽ được đi thuyền tham quan hệ sinh thái đa dạng. Đặc biệt là đi qua những cỏn rạch, sông phủ đầy bèo xanh phía trên mặt nước. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư tự túc của Miền Tây có gì nhé!
Rừng tràm Trà Sư có gì vui
Rừng tràm Trà Sư nổi bật với hệ thống sinh thái đa dạng. Đặc biệt là việc khám phá nó bằng tắc ráng hay xuồng ba lá khá tuyệt vời. Hãy cùng mình khám phá những đặc trưng thú vị ở đây nhé!
Thiên nhiên đa dạng
Hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư khá đa dạng với nhiều loại động thực vật khác nhau. Từ những loài chim, cò, vạc quý hiếm đến những loài thủy sinh khác nhau như cá, rắn, ếch nhái,...
Riêng thảm thực vật đa phần là cây tràm, bèo nước và với hơn 140 loài thực vật khác nhau. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ở An Giang.
Bèo nước xanh lung linh
Ở đây mặt nước bao phủ bởi 2 loại bèo: bèo cám và bèo tai tượng. Bèo nước xanh trong phủ kín mặt nước tạo thành những mảng xanh tuyệt vời. Đặc biệt là khi chụp hình cùng nó khá ảo dịu. Chắc chắn bạn sẽ đã con mắt với những đoạn đường bèo xanh ở rừng Trà Sư.
Nhiều tiểu cảnh xây dựng độc đáo
Đầu tiên là đoạn đường cầu tre nối từ cổng vào bên trong bến tàu. Đây là đoạn cầu tre vạn bước với chiều dài lên đến 10km gồm nhiều đoạn nối liền nhau. Nó cũng được xác nhận vào sách kỷ lục Việt Nam là cầu tre lớn nhất.
Đến giữa trung tâm, bạn càng bất ngờ hơn với tháp quan sát cao 14m. Đứng từ trên cao, cả rừng tràm Trà Sư như thu nhỏ vào bên trong tầm mắt bạn. Tạo nên khung cảnh tuyệt vời như một bức tranh thủy mặc. Đặc biệt với kính viễn vọng bạn có thể quan sát chi tiết từng vị trí của những chú chim cò. Từ việc kiếm ăn đến nhưng phút giây ở trên tổ chim.
Đi tắc ráng và xuồng ba lá khám phá
Tắc ráng (Xuồng máy) là một phương tiện thú vị khám phá rừng tràm Trà Sư và giúp bạn tiết kiệm đoạn đường khá nhiều công sức đi bộ. Đi đường sông ngòi giúp bạn ngắm nhìn, tận hưởng sự mát mẻ của thiên nhiên rừng tràm.
Đặc biệt đoạn đường chèo xuồng ba lá cũng khá đẹp. Nó giúp bạn khám phá chậm rãi rừng tràm Trà Sư nhiều hơn. Đi xuyên qua những bèo nước với rừng tràm hai bên. Thỉnh thoảng là khám phá những chú chim cò đang đi kiếm ăn hay nghe cô lái đò thuyết minh thêm về rừng tràm Trà Sư.
Ẩm thực thú vị
Món ăn bên trong rừng tràm Trà Sư là sư pha trộn tuyệt vời của những món ăn rừng rậm và miệt vườn miền Tây. Đến bên trong bạn sẽ được thưởng thức những món ăn như: cá lóc nướng, gà nướng tẩm mật ong, lẩu cua đồng, lẩu cá kèo, cá kèo nướng muối ớt, tôm sú nướng, lẩu cá linh bông điên điển,...
Rừng tràm Trà Sư ở đâu
Hãy cùng tìm hiểu xem rừng Trà Sư ở đâu và cách đi đến đó như thế nào nhé!
Cách đi du lịch rừng tràm Trà Sư từ Hà Nội
Để đi rừng Trà Sư từ Hà Nội hay các tỉnh thành phía bắc, trung thì nên đi bằng máy bay. Bạn nên bay thẳng đến Cần Thơ rồi di chuyển thẳng ra Châu Đốc - An Giang. Bạn cũng có thể chọn đi đến sân bay ở Sài Gòn nhưng đoạn đường di chuyển đến An Giang sẽ xa hơn Cần Thơ. Tìm hiểu thêm cách đi từ Sài Gòn hoặc Cần Thơ bên dưới thêm.
Cách đi du lịch rừng tràm Trà Sư từ Sài Gòn
Từ Sài Gòn bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, xe hơi hoặc đi xe bus đến Châu Đốc. Sau đó bạn thuê xe máy hoặc taxi ra đó. Đi xe bus thì bạn có thể chọn tuyến Phương Trang, Thành Bưởi hoặc nhà xe Hùng Cười là những hãng xe lớn và uy tín.
Giá vé: 120.000đ - 170.000đ/vé tùy thời điểm.
Từ Châu Đốc bạn bắt xe bus hoặc đi taxi thêm khoảng 30km để đến rừng tràm Trà Sư. Nếu đi xe Phương Trang, Thành Bưởi bạn có thêm dịch vụ trung chuyển 10km từ bến xe. Tuy vậy bạn nên lựa chọn xe bus khu vực bến xe sẽ dễ tìm hơn.
Cách đi du lịch rừng tràm Trà Sư từ Cần Thơ
Từ Cần Thơ bạn nên chọn phương tiện xe máy là tốt nhất. Bạn có thể thuê xe máy ở bất kỳ khách sạn nào để di chuyển trong ngày hoặc di chuyển 2 ngày 1 đêm. Đoạn đường từ Cần Thơ đến rừng tràm Trà Sư Châu Đốc chỉ khoảng 110km (di chuyển khoảng hơn 2 tiếng là đến nơi).
Hoặc bạn cũng có thể chọn xe bus uy tín như Hùng Cường, Thành Bưởi và Phương Trang di chuyển đến đây.
Giá vé: 100.000đ - 150.000đ/vé.
Địa chỉ rừng tràm Trà Sư
Đường đi rừng tràm Trà Sư nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Rừng Trà Sư nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 110km và thành phố Long Xuyên khoảng 55km. Đường đi rừng tràm Trà Sư khá gần chùa Nhang. Tham khảo chi tiết thêm địa chỉ Google Maps cách đi rừng tràm Trà Sư.
Giờ mở cửa: 5h00 - 21h00.
Địa chỉ: Rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Giá vé tham quan khu du lịch rừng tràm Trà Sư
Sau đây là giá vé năm 2020 được cập nhật mới.
Giá vé rừng tràm Trà Sư 2020
Giá vé vào cổng tham quan là 100.000đ/người.
Giá vé đi tắc ráng tham quan bên trong: 50.000đ/người (Khu vực riêng tắc ráng).
Giá vé đi xuồng bá lá tham quan bên trong: 50.000đ/người (Khu vực riêng xuồng ba lá).
Combo trọn gói tour: 190.000đ/người (Đi tàu xuồng và vé tham quan).
(Đây là chi phí đi cho 1 người, bạn đi càng nhiều người giá vé sẽ càng rẻ hơn).
Giá vé kính viễn vọng trên tháp quan sát: 5000đ.
Lưu ý: Bạn đi tắc ráng vào bên trong trung tâm sẽ có đoạn đường riêng dành cho chèo xuồng ba lá. Bạn có thể đi cả 2 phương tiện 2 đoạn đường riêng. Khuyến khích bạn trải nghiệm cả 2 loại tàu này để tham quan. Bạn sẽ trải nghiệm những điều khác lạ và thú vị từ 2 loại tàu thuyền này.
Giá menu nhà hàng rừng tràm Trà Sư
Bên trong rừng tràm Trà sư có một chỗ phục vụ ăn uống. Ở đây có nhiều món ăn khác nhau. Mức giá trung bình từ 100.000đ - 200.000đ/món. Món lẩu 120.000đ - 180.000đ/lẩu. Món cá lóc nướng: 100.000đ/con. Riêng lẩu cua đồng là 200.000đ/lẩu.
Kinh nghiệm du lịch tự túc rừng tràm Trà Sư
Sau đây là kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư tự túc của mình sau nhiều chuyến đi.
Đi du lịch rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp
Rừng tràm Trà Sư có hệ sinh thái đa dạng và rừng tràm hoạt động quanh năm. Tuy vậy vào tháng 7 đến tháng đầu tháng 12 là thời điểm đẹp nhất. Lúc này miền Tây vào mùa nước nổi, cả khu rừng như bừng tỉnh thức giấc. Nước nhiều hơn, bèo nước phủ đầy, những sản vật miền Tây bắt đầu theo con nước trôi về.
Chi phí du lịch rừng tràm Trà Sư
Tham quan rừng tràm Trà Sư tour trọn gói + ăn uống: 190.000đ + 110.000đ = 300.000đ. Một chi phí khá rẻ để tham quan đúng không? Ăn và nghỉ ngơi giữa rừng tràm Trà Sư cũng khá OK đấy!
Lịch trình gợi ý du lịch rừng Tràm Trà Sư và Châu Đốc
Lịch trình khám phá Châu Đốc - An Giang trong ngày gồm cả rừng tràm Trà Sư.
Sáng mình xuất phát từ Cần Thơ khoảng 6h00.
Đến 9h00 mình đến Châu Đốc tham quan núi Sam (Miếu bà chúa Xứ).
10h00 mình xuất phát đến rừng tràm Trà Sư tham quan. Đến đó vừa kịp giờ ăn trưa luôn.
15h00 mình tiếp túc đến hồ Tà Pạ, chụp hình và check in ở đó và quay về lại Cần Thơ.
Đánh giá rừng tràm Trà Sư An Giang của khách du lịch
Bạn Tờ Nờ đánh giá 5/5 và chia sẽ: "Mình chia sẽ cho các bạn nếu đọc được bài viết của mình. Đừng tin vào GOOGLE MAPS khi các bạn muốn vào rừng này. Hôm mình đi củng đinh ninh tin vào nó rồi nó chỉ đường cho mình xém chạy xuống sông, 1 số khúc đang xây dựng sửa chữa nên tốt nhất là các bạn nên hỏi những người dân sống ở đây.
Ban đầu lúc vào thì đường rất ngon, lộ nhựa đàng hoàng, rồi đến đường đá, gần đến khu di lịch thì ối giời ơi có lẽ là hôm mình đi đúng lúc trời mưa buổi tối hôm trước nên đường vào rất lầy lội khó đi do đường đất, đúng là rừng rồi, các bạn nào đi côn tay hay moto thì lựa trời nắng đẹp đi nhé, mình chạy côn tay đã thử trải nghiệm cảm giác bường sình xém lọt sông :)).
Đường vào khi nhận 1 cơn mưa thì không bường vào nổi đâu. Nhưng vào trong thì view đẹp, mát mẽ nên củng không làm mình thất vọng, có quán cà phê võng, nước uống bình dân, có chổ ăn gia đình, mình không ăn nên không biết giá, vì mình thấy đa số là gia đình đông người ngồi 1 bàn, mình đi chỉ 2 ngươi nên củng hơi ngại do không có bàn trống. Đặc biệt là các anh chị bán hàng ở đó trò chuyện khá rôm rã, rất vui. Nói chung là các bạn nên đến đây trải nghiệm. Chúc các bạn có 1 chuyến khám phá thú vị."
Tour đi rừng tràm Trà Sư 1 ngày
Gợi ý cho bạn tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày từ Cần Thơ: Lịch trình tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày.
Thuyết minh về rừng tràm Trà Sư
Hãy cùng tìm hiểu về những giới thiệu chung về rừng tràm Trà Sư nhé!
Lịch sử
Năm 1983 rừng tràm Trà Sư hình thành để khử mặn và khai hoang nguồn đất. Từ đấy rừng tràm phát triển bao phủ 845 ha đất ở đây.
Năm 2003 rừng tràm Trà Sư được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên kết hợp du lịch và nghiên cứu khoa học.
Năm 2017 rừng tràm Trà Sư được giao cho công ty du lịch tư nhân để phát triển du lịch nhiều hơn. Diện tích cho thuê lại làm du lịch là 160ha.
Hệ sinh thái
Diện tích rừng tràm Trà Sư là 850ha. Đa phần hệ thực vật ở đây là cây tràm và đều có độ tuổi từ 10 năm trở lên.
– 70 LOÀI CHIM THUỘC 13 BỘ VÀ 31 HỌ, TRONG ĐÓ CÓ 2 LOÀI CHIM QUÝ HIẾM ĐÃ ĐƯỢC GHI TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM LÀ GIANG SEN (MYCTERIA LEUCOCEPHALA) VÀ ĐIÊNG ĐIỂNG (ANHINGA MELANOGASTER)
– 1 LOÀI THÚ THUỘC 4 BỘ VÀ 6 HỌ. CÁC BỘ CÓ SỐ LOÀI NHIỀU NHẤT LÀ GẶM NHẤM (4 LOÀI) VÀ DƠI (15 LOÀI), TRONG ĐÓ CÓ LOÀI DƠI CHÓ TAI NGẮN QUÝ HIẾM CŨNG ĐÃ ĐƯỢC GHI VÀO SÁCH ĐỎ VIỆT NAM.
– 25 LOÀI BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI, GỒM 2 BỘ, 10 HỌ, TRONG ĐÓ CÓ CẢ RẮN HỔ MANG, RẮN CẠP NONG.
10 LOÀI CÁ XUẤT HIỆN QUANH NĂM VÀ 13 LOÀI CHỈ XUẤT HIỆN VÀO MÙA LŨ.KHÔNG CHỈ PHONG PHÚ VỀ ĐỘNG VẬT, RỪNG TRÀM TRÀ SƯ CÒN LÀ NƠI TỤ HỌP CỦA 140 LOÀI THỰC VẬT THUỘC 52 HỌ VÀ 102 CHI, TRONG ĐÓ CÓ 22 LOÀI CÂY GỖ, 25 LOÀI CÂY BỤI, 10 LOÀI DÂY LEO, 70 LOÀI CỎ, 13 LOÀI THỦY SINH, 11 LOÀI SINH CẢNH, 78 LOÀI THUỐC VÀ 22 LOÀI CÂY CẢNH, V.V…
Tham khảo du lịch sinh thái khác ở miền Tây khá giống rừng tràm Trà Sư: Khu du lịch Lung Ngọc Hoàng.
https://ift.tt/36yOv93 #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét