Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Đình Bình Thủy Cần Thơ | Giới thiệu chi tiết | Hướng dẫn du lịch

Đình Bình Thủy Cần Thơ có lịch sử hơn 175 năm. Đây cũng là một trong những ngôi đình cổ nhất tại Cần Thơ với kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Một điểm tham quan khá thú vị về lịch sử, văn hóa của Cần Thơ và miền Tây. Miền Tây có gì xin giới thiệu chi tiết bạn về cách tham quan, chụp hình đẹp và thuyết minh về đình Bình Thủy Cần Thơ.

Điện chánh của đình Bình Thủy
Điện chánh của đình Bình Thủy

Đường đi đình Bình Thủy

Địa chỉ đình Bình Thủy nằm dưới cầu Cần Thơ và cạnh bờ sông Bình Thủy. Nó nằm đối diện sông với chùa Nam Nhã và gần đó là đường đi vào nhà cổ Bình Thủy. Nó nằm cách vị trí trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Tham khảo Google Maps đường đi.

Bảng hiệu của đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu)
Bảng hiệu của đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu)

Giờ mở cửa đình Bình Thủy: Sáng 7h30 - 10h30 và Chiều 13h30 - 17h30.

Địa chỉ: 46/11A Lê Hồng Phong, Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ, Việt Nam.



Giá vé tham

Giá vé tham quan đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là miễn phí.

Phí gửi xe máy là 5.000đ/xe.

Cổng tam quan gần mé sông đình Bình Thủy - Long Tuyền Cổ Miếu
Cổng tam quan gần mé sông

Đánh giá của khách tham quan về đình Bình Thủy

Bạn tien1981 ng đánh giá 4/5: "Theo cảm nhận riêng của mình, đình Thủy Bình có khuôn viên khá rộng so với những đình ở Miền Tây mình đã từng ghé quá. Đình rất cổ kính, nhưng được dọn dẹp chăm sóc kỹ lưỡng nên rất sạch sẽ, gọn gàng."

https://ift.tt/2H0x9HP
Album ảnh tuyệt vời về đường phố Cần Thơ bình dị

Bạn Thiên Lâm Việt Mix đánh giá 5/5: "Đình Bình Thủy Thành phố Cần Thơ có từ lâu đời, di tích lịch sử. Có nhiều khác vu lịch đi tham quan. Phong cách đẹp, có ai qua ngang cần Thơ, nhớ ghé xem phong cách nơi này nhé."

Đánh giá của khách du lịch về đình Bình Thủy Cần Thơ
Đánh giá của khách du lịch về đình Bình Thủy Cần Thơ

Những tấm ảnh đẹp trên mạng xã hội

Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 1
Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 1

Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 2
Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 2

Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 3
Ảnh đẹp ở nhà cổ Bình Thủy trên Instagram phần 3

Những hình ảnh đình Bình Thủy xinh đẹp

Tham khảo thêm các chùa miếu nổi tiếng tại Cần Thơ:

Video:

https://www.youtube.com/watch?v=1zUiUpqbkM0

Đình Bình Thủy thờ những ai

Ngoài thờ bổn cảnh thần hoàng thì bên trong còn thờ hổ thần. Bên trong còn có thờ một số anh hùng yêu nước ngày trước: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Duy Tập, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh,...

Nơi thờ bổn cảnh thần hoàng đình Bình Thủy Cần Thơ
Nơi thờ bổn cảnh thần hoàng đình Bình Thủy Cần Thơ

Gần cổng còn có thờ thần rừng, thần khai kênh dẫn nước. Phía sau có thờ Thần Nông.

Kiến trúc đình Bình Thủy

Diện tích đình Bình Thủy là 4000m2.

Đình Bình Thủy Cần Thơ
Đình Bình Thủy Cần Thơ

Ngôi đình được xây dựng không giống kiến trúc đình miếu ngoài Bắc. Nó mang ảnh hưởng của người Hoa nhiều hơn. Đặc biệt khu vực cổng hướng ra lộ lớn nhưng khu đình chính lại hướng ra bờ sông. Phía bờ sông cũng có hàng cột mang tên cũ trước đây là Long Tuyền Cổ Miếu. Nhà trước và nhà sau của đình là hình vuông nên chiều nào cũng có đủ 6 cột trụ.

Sân đình cặp mé sông là nơi tổ chức các lễ hội và trò chơi
Sân đình cặp mé sông là nơi tổ chức các lễ hội và trò chơi

Trước khi bước vào khu vực đình chính bạn phải đi qua một cổng tam quan từ đầu hẻm. Cổng được lớp mái ngói xanh, phía trên đỉnh mái trang trí lưỡng long tranh trâu. Ở dưới là hàng chữ Hán tên Đình và hai câu đối hai bên.

Cổng vào từ lộ lớn
Cổng vào từ lộ lớn

Bên phải cổng là một bãi đất trống với cổng tam quan lớn hướng ra mặt sông. Trên cổng lợp mái ngói màu gạch ghi chữ Việt là Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu).

Cổng khác nằm ở phía giáp sông nhìn từ chùa Nam Nhã
Cổng khác nằm ở phía giáp sông nhìn từ chùa Nam Nhã

Khu vực trước sân đình

Bên trái cổng là khu đình chính với hai cổng nhỏ để vào bên trong đề hàng chữ Đình-Thần và Long-Tuyền. Hai cổng đều có mái chồng. Trên nóc là tượng điêu khắc rồng nhìn đối xứng nhau.

Tượng rồng trên cổng vào đình Bình Thủy
Tượng rồng trên cổng vào đình

Bên trái góc sân từ ngoài nhìn vào là một miếu thờ Tây Lang thời bộ binh, bên phải là miếu Đông Lang thờ thủy binh. Ở giữa là một quyển bình phong bằng xi măng cỡ lớn. Trang trí trên đó là một con Tứ Bất Tướng. Phía trên là tượng 2 chú chim điểu. Hai bên bức bình phong trang trí giỏ lam đào và bình hoa.

Linh thú tứ bất tượng trên bức bình phong ở đình Bình Thủy
Linh thú tứ bất tượng trên bức bình phong ở đình

Kiến trúc bên ngoài đình chính

Phía đình chính có kiến trúc mái 2 tầng theo kiểu thượng lầu hạ hiên (Một số sách ghi là 3 mái nhưng mình đếm thì chỉ thấy 2). Mái ngói xanh với nhiều trang trí họa tiết và tượng điêu khắc bên trên.

Kiến trúc mái 2 tầng
Kiến trúc mái 2 tầng

Trên chóp mái ngói bên dưới là tượng con kỳ lân. Ở chóp mái ngói thứ 2 là tượng ông Nhật bà Nguyệt và hình tượng cá chép hóa rồng. Ở giữa đỉnh mái là trang trí hình tượng lưỡng long tranh châu.

Tông màu tường chủ đạo là vàng và đan xen nền màu gỗ nâu đậm của cánh cửa nhìn rất hợp. Phía trước còn có 6 câu đối chữ đen nền đỏ bằng tiếng Hán. Phía trước có cửa chính có trấn yểm 1 tấm bùa.

Kiến trúc chánh điện đình Bình Thủy
Kiến trúc chánh điện đình Bình Thủy

Kiến trúc bên trong chính đình

Bên trong điện thờ chính được chia làm các bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung. Riêng bàn thờ Nghi Thượng được đặt ở bên gian nhà nhỏ bên cạnh chính đình.

Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang.

Wikipedia

Bài vị
Bài vị

Miếu thờ bên ngoài

Bên ngoài cặp bên chính đình có 2 miếu thờ là thần nông và thần hổ. Ngoài ra trước cổng có thờ thần rừng và thần khai kênh đào.

Kiến trúc của Lục Ấp
Kiến trúc của Lục Ấp

Cặp phía bên phải đình chính còn có lục ấp đề tên sáu thôn làng thời xưa: Bình Dương, Bình Yên, Bình Lạc, Bình Thường, Bình Phó, Bình Nhựt. Mỗi ấp thời một vị thần tiên khác nhau. Khu này rộng 15,5m và dài 38m.

Rồng ôm Long Châu
Rồng ôm Long Châu

Lịch sử đình Bình Thủy và nguồn gốc tên gọi

Năm 1844 đình Bình Thủy được thành lập. Ban đầu đình xây dựng thờ thành hoàng làng Bình Hưng, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Kiến trúc của nó chủ yếu là tre gỗ và lợp lá.

Điêu khắc rồng vàng phun châu trên cột đình Bình Thủy Cần Thơ
Điêu khắc rồng vàng phun châu trên cột đình

Năm 1852 tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần gặp bão lớn. Ông phải tránh vào rạch Bình Hưng. Mừng vì thoát nạn, tuần phủ bèn tổ chức tiệc và đổi tên nơi đây thành Bình Thủy (Tạm là làm yên con nước). Sau đó ông trình lên vua Tự Đức xin sắc phong thành hoàng cho cho làng.

Bức bình phong đình Bình Thủy
Bức bình phong đình

Năm 1904 đình được tri phủ Nguyễn Đức Nhuận phê duyệt xây cất lại do kiến trúc cũ sắp sập.

Đình Bình Thủy giáp với mặt đường dưới chân cầu Bình Thủy
Đình Bình Thủy giáp với mặt đường dưới chân cầu Bình Thủy

Khoảng năm 1908 làng Bình Thủy được đổi tên thành Long Tuyền. Người dân dựa vào hình dáng trong như 1 con rồng của dòng sông mà đổi tên. Đình thần hoàng Bình Thủy từ đó cũng được đổi tên thành Đình thần Long Tuyền. Thời gian sau này ngôi đình miếu này được đổi tên thành Long Tuyền Cổ Miếu vì lịch sử lâu đời.

Hình tượng rồng ở đình Bình Thủy
Hình tượng rồng

Năm 1909 việc xây dựng kiến trúc đình được tiếp tục sau thời gian gián đoạn. Đến năm 1910 thì hoàn thành trùng tu.

Kiến trúc phụ ngoài sân đình
Kiến trúc phụ ngoài sân đình

Năm 1979, xã Long Tuyền chia cắt thành 3 xã nhỏ là Bình Thủy, An Thới và Long Tuyền. Vì Long Tuyền Cổ Miếu nằm trên địa phận Bình Thủy nên nó một lần nữa nó được đổi tên thành Đình Bình Thủy.

Đình Bình Thủy hay còn gọi với cái tên Long Tuyền Cổ Miếu
Đình Bình Thủy hay còn gọi với cái tên Long Tuyền Cổ Miếu

Ngày 5 tháng 9 năm 1989 đình được chứng nhận là di tích cấp quốc gia.

Bảng xếp hạng di tích quốc gia đình Bình Thủy
Bảng xếp hạng di tích quốc gia đình Bình Thủy

Lễ hội ở đình Bình Thủy

Đặc trưng lễ hội ở đình là lễ Thượng Điền và Hạ Điền.

Kiến trúc tinh xảo mang ảnh hưởng kiến trúc người Hoa gốc Quảng Đông
Kiến trúc tinh xảo mang ảnh hưởng kiến trúc người Hoa gốc Quảng Đông

Lễ thượng điền

Đây là lễ hội cúng Bổn cảnh thần hoàng của làng sau trước ngày gieo lúa. Đây là lễ hội cầu an cho một năm mùa màng bội thu, thời tiết thuận hòa. Đây được xem là lễ hội khá quan trọng trong năm.

Thời gian tổ chức lễ thượng điền trong suốt 3 ngày từ ngày 12/4 đến 14/4 âm lịch hàng năm.

Lễ bao gồm cúng Tiên sư, Thần nông, cúng tế, rước thần trên xe rồng phượng. Ngoài ra khi tổ chức lễ hội còn bao gồm nhiều hoạt động khác diễn ra: tổ chức trò chơi dân gian, thi hát, kéo co, thi nấu ăn nữ công gia chánh,...

Đây là một trong những lễ hội lớn và mang sắc thái văn hóa từ xa xưa ở Cần Thơ và cả miền Tây.

Con kỳ lân ngầu nhất đền Bình Thủy
Con kỳ lân ngầu nhất đền Bình Thủy

Lễ hạ điền

Đây là lễ cúng Bổn cảnh thần hoàng trước ngày thu hoạch lúa. Đây là lễ hội cầu cho một mùa thu hoạch lúa đầy bao, cầu chim chóc không phá hoại mùa màng.

Thời gian tổ chức vào rằm tháng chạp hàng năm.

Tương tự lễ hội thượng điền, lễ hạ điền sẽ bao gồm cúng tế, rước thần nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Người dân cúng bái
Người dân cúng bái

Vai trò và giá trị văn hóa của đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 mang ảnh hưởng kiến trúc của người Hoa và dân tộc Việt ở miền Nam lúc bấy giờ. Khác với những ảnh hưởng kiến trúc đình miếu miền Bắc mà nhiều nơi khắc thường áp dụng. Nó được xem như một đại diện văn hóa kiến trúc nghệ thuật miền Nam đầu thế kỷ 20.

Lối vào đình thần Bình Thủy
Lối vào đình thần Bình Thủy

Ngoài ra việc nguồn gốc xây dựng từ việc tránh bão của một vị quan triều Nguyễn càng làm nó sống động hơn. Nó thể hiện rõ sự ảnh hưởng văn minh sông nước mà miền Tây (Đồng bằng Sông Cửu Long) từ xa xưa.

Bảng giới thiệu di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật đình Bình Thủy
Bảng giới thiệu di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật đình Bình Thủy

Chúng ta cũng cần kể đến yếu tố văn hóa lịch sử gắn bó địa phương của nó. Hơn 175 năm qua, những lễ hội đình tại khu vực quận Bình Thủy luôn gắn liền với đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu). Một chứng vật sống điển hình tại Cần Thơ còn tồn tại đến nay.

Tham khảo những điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng và hướng dẫn đi chi tiết:

https://ift.tt/3aLXshS #mientaycogi #miền_tây_có_gì #huynhhieutravel #miền_tây #mientay #dulichmientay #du_lịch_miền_tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét